Toán học trong đầu tư - Bài 1: Giới thiệu khái niệm

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 11/6/19.

Lượt xem : 2,361

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem.png

    Sau một số bài viết về hình học ứng dụng trong chứng khoán, Văn thấy có rất nhiều bạn hứng thú với trường phái đầu tư này bởi vì tính thuận theo tự nhiên của nó, mỗi công thức tính toán ra, hay những góc độ được kẻ trong hình học giống như hồi cấp 3, mỗi thứ đều rất logic và thị trường vận hành đúng theo nguyên tắc đó. Fibonacci mà chúng ta sử dụng hằng ngày cũng được hình thành dựa trên toán học, nhưng nó chỉ là một phần rất nhỏ trong số học mà thôi.

    Đây là một điểm cực kỳ hay ở toán học, hôm nay Văn để các bạn có thể hiểu từ phần cơ bản nhất Văn sẽ viết một seri về toán học trong đầu tư chứng khoán từ phần cơ bản nhất, tất nhiên chỉ là cơ bản thôi bởi vì đây cũng là một trường phái rất bao la và rất ít tài liệu về nó, Văn chỉ lụm lặt những kiến thức rải rác trên mạng về chia sẻ cho các bạn thôi. Các bạn nào nếu có hứng thú tìm hiểu chuyên sâu thì hãy lên các trang sách nước ngoài như Ebay hay Amazon để tìm tài liệu.

    KHÁI NIỆM

    Từ xa xưa vào những ngày đầu, các học giả, triết gia nhà toán học và nhà khoa học đã luôn cố chứng mình rằng thiên nhiên và vũ trụ phát triển hài hòa với một quy luật rung động tự nhiên. Có đủ bằng chứng tồn tại rằng tất cả các dạng của sự sống và vật chất đều rung động theo một con số nào đó theo quy luật của tự nhiên. Trong thời hiện đại những phát minh như điện thoại, đài phát thanh và truyền hình đều dựa vào tần số rung động vô hình được truyền từ thiết bị khác. Những rung động này không thể nhìn được bằng mắt thường hoặc là nghe và cảm nhận nhưng chúng là một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và đến tận bây giờ chúng ta vẫn coi đó là điều hiển nhiên.

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem.jpg

    Khoa học hiện đại chỉ ra rằng mọi vật chất đều phát ra rung động, rung động được bắt đầu từ mặt trời được cho là kiểm soát vũ trụ và ảnh hưởng đến mọi thứ. Cây phát triển hài hòa với các chu kỳ trong năm, cây trồng được trồng vào những thời điểm nhất định trong năm phát triển thuận lợi hơn so với những cây trồng không đúng với chu kỳ thuận lợi của chúng. Sự sống được phát triển xung quanh các chu kỳ của vũ trụ và các khía cạnh của hành tinh. Mặt trăng tạo ra mô hình thủy triều dâng cao và hạ xuống hình thành nên thói quen kiếm ăn của các sinh vật biển. Đêm trở thành ngày và đểm trở thành đêm, đại dương lên rồi xuống. Điều kiện kinh tế mở rộng và co lại, con đường sống tiếp tục mở ra trong một số mối quan hệ chặt chẽ với quá khứ.

    Vì hầu hết các sự kiện tự nhiên đều quay vòng và phát triển xung quanh các chu kỳ và rung động, chúng có thể đo được chính xác. Các nguyên tắc áp dụng trong tất cả các dạng tự nhiên cũng áp dụng cho thị trường vì đây là phản ánh bản chất của con người và sự khéo léo của con người.

    KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN TOÁN

    Nhà toán học Py-ta-go người Hy lạp đã trình bày trước cộng đồng tâm linh tại Crotona và thế kỷ thứ 6 trước công nguyên rằng tất cả mọi thứ trong vụ trụ đều có thể hiểu được thông qua các con số bởi vì vật chất được sinh ra từ chính bản chất của chúng. Khi biết được bí mật của các con số đằng sau chu kỳ vũ trụ. Rất nhiều ý nghĩa đằng sau kiến thức này đến nỗi Py-ta-go giữ nó trong im lặng một cách nghiêm ngặt nhất

    Khi các bạn sử dụng toán học ứng dụng vào thị trường tài chính, các bạn cần phải nắm những kiến thức sau

    HÌNH VUÔNG - VÒNG TRÒN - HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TAM GIÁC

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem (2).jpg

    HÌNH VUÔNG

    Nếu chúng ta sử dụng hình vuông làm điểm bắt đầu, thì chúng ta có thể vẽ một vòng tròn, hình tam giác và hình chữ nhật và chứng minh rằng chúng có sự liên kết chặt chẽ.

    Hình vuông chia đôi bằng một đường chéo sẽ trở thành tam giác, chiều dài của đường chéo có thể được tính bằng lý thuyết Py-ta-go cho các tam giác vuông góc

    Nếu các cạnh của hình vuông bằng 1 đơn vị thì đường chéo của hình vuông sẽ bằng căn bậc 2 của 2.

    Đường chéo của hình vuông bằng 1.41421 lần giá trị của cạnh đó

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem (3).jpg

    Ở hình trên chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng trục tung biểu thị cho giá và trục hoành biểu thị cho thời gian, khi kẻ các đường ngang và đường dọc ra chúng ta sẽ có 1 hình vuông, và 1 đường chéo sẽ trở thành tam giác

    VÒNG TRÒN

    Khi nói đến vòng tròn chúng ta phải ôn lại kiến thức cấp 2 đó là chu vi (khoảng cách của cung 360 độ) được đo bằng số PI của Hy Lạp. Pi = 3.14593 và đôi khi được biểu thị bằng 22/7, con số này rất gần cùng với giá trị của Root 2 (1.414) nhân với Root 5 (2.236) hoặc Root 2 và cộng với Root 3( 1.732)

    Đường kính vòng tròn bên ngoài hình vuông sẽ là 1.4121 lần bên cạnh hình vuông. Đường kính của một vòng tròn bên trong của một hình vuông sẽ bằng cạnh hình vuông.

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem (4).jpg

    TAM GIÁC

    Như đã nói ở trên, tac giác có thể hình thành đơn giản nhất bằng cách chia đôi hình vuông ra với đường chéo từ các góc đối diện. Độ dài của HYPOTENUSE trong bất kỳ tam giác vuông góc nào sẽ bằng căn bậc 2 của tổng bình phương 2 cạnh còn lại. Một đường chéo của một hình tam giác được hình thành bằng cách chia hình vuông thành 1 nửa rồi gấp 1.41421 lần cạnh hình vuông

    Một tam giác chéo được hình thành bằng cách chia hình vuông thành 1/4 sẽ có giá trị trong mối quan hệ với 1 nửa căn bậc 2 của 5 hoặc 2.23606

    Đường chéo này của hình vuông có cạnh bằng 1 là bằng căn bậc 2 của root 1.25 hoặc 1.118034. Khi giá trị này được thêm vào được thêm vào 1/2 cạnh hình vuông (0.5).

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem (5).jpg

    HÌNH CHỮ NHẬT VÀNG

    Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật mà trong đó cạnh dài nhất bằng 1.618 lần chiều dài cạnh ngắn hơn. Hình chữ nhật vàng được hình thành từ hình vuông và có mối quan hệ trực tiếp từ hình vuông. Để tạo thành một hình chữ nhật vàng, chiều dài của một đường chéo được vẽ từ một góc của hình vuông đến tâm của một bên tạo thành hình tam giác chia 1/4 hình vuông đó ra, được thêm vào 1/2 đáy của hình vuông để tạo cơ sở hình thành hình chữ nhật vàng

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem (6).jpg

    NGOÀI RA CON CÓ HÌNH TAM GIÁC VÀNG

    Một tam giác vàng được hình thành bằng cách vẽ một đường chéo để chia hình chữ nhật vàng làm đôi. Chiều dài đáy tam giác bằng 1.618 lần chiều cao tam giác

    Cạnh chéo tam giác vàng gấp 1.902113 lần cạnh ngắn nhất

    1.902113 chia cho 1.618 = 1.17557

    1.17557 bình phương = 1.3819

    1.3819 bình phương = 1.9099 (1 sự trùng hợp rất tuyệt vời)

    toan-hoc-trong-dau-tu-bai-1-gioi-thieu-khai-niem (7).jpg

    Các con số toán học rất kỳ diệu đúng không nào, đây là các phần khái niệm mà trước khi bước vào lĩnh vực toán học mà các bạn cần phải nắm, Văn nghĩ chắc đa số các bạn đã quên hết rồi nhưng không sao, khi vào phần ứng dụng các bạn sẽ quen dần mà thôi, còn nếu bạn nào có thời gian thì hãy ôn lại hình học hồi cấp 3 để rút ngắn thời gian tiếp cận. Kết thúc bài 1, hẹn gặp các bạn lại trong những bài sau.

    Xem thêm

    >> Chia sẻ một tuyệt chiêu sử dụng mây Ichimoku: Sức mạnh của việc sử dụng 2 đám mây
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Toán học trong đầu tư - Bài 3: VECTOR - Kỳ quan của toán học và vật lý Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 21/6/19
    Toán học trong đầu tư - Bài 2: Vận dụng số học để tính thời gian đảo chiều Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 17/6/19
    Ba nguyên tắc cơ bản trong Ichimoku: Nguyên tắc số học Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 19/6/19
    Cách ứng dụng Hình Học chuyên sâu để biết chứng khoán khi nào tăng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 10/6/19
    Phương pháp hình học trong chứng khoán của Jenkin: Góc 45 thần thánh !! Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 31/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này