Việt Nam ra sao khi Mỹ ngừng chiến với Trung Quốc?

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 3/12/18.

Lượt xem : 1,473

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    viet-nam-ra-sao-khi-my-ngung-chien-voi-trung-quoc.png

    Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 1/1/2019 ?

    Theo thông tin chính thức, chính quyền Mỹ và Trung Quốc sẽ không tiến hành các biện pháp đánh thuế bổ sung vào đầu năm sau đồng thời hai bên sẽ có 90 ngày để thực hiện các cuộc đàm phán để giải quyết những bất đồng tồn tại lâu nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Đổi lại Trung Quốc đồng ý mua một số lượng các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp của Mỹ.

    Theo các chuyên gia, trong ngắn hạn chưa đánh giá được Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nào khi Mỹ tạm dừng tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Nhưng có thể cho thấy phần nào xoa dịu được biến động tỷ giá của Nhân dân tệ, dự báo là đồng tiền này sẽ tăng giá và do đó giảm thiểu các nguy cơ thúc đẩy VND giảm giá nhanh, xuống thấp hơn nữa.

    Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam ông Vũ Thành Tự Anh đánh giá sẽ rất khó đoán những diễn biến sắp tới của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Không chỉ ở lĩnh vực thương mại mà nó đã ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất, tỷ giá và dòng vốn.

    Bản chất của chiến tranh thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung là cuộc chiến của thế kỷ 21, nó sẽ định hình lịch sử và sắp xếp trật tự thế giới, duy trì vị thế chủ đạo và chi phối thế giới của Mỹ.

    Và chỉ khi Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc cùng đi đến một Hiệp ước thỏa thuận thì cuộc chiến này mới không kéo dài và đi đến hồi kết.

    Cũng theo phân tích của chuyên gia kinh tế này, cơ cấu 200 tỷ USD hàng nhập khẩu bị áp thêm thuế của Trung Quốc vào Mỹ bao gồm: Máy móc thiết bị cơ khí chiếm khoảng 20%, máy móc thiết bị điện tử chiếm khoảng 20%, đồ gỗ nội thất chiếm khoảng 17%. Những mặt hàng này của Việt Nam sẽ rẻ hơn tương đối so với Mỹ nên có thể tận dụng được lợi thế nếu xuất sang Mỹ.

    Tuy nhiên đi vào phân tích sâu hơn, giá trị những hàng mà Việt Nam xuất sang Mỹ tương ứng với danh sách những mặt hàng mà Mỹ đánh thuế Trung Quốc thì chỉ có giá trị khoảng 13 tỷ USD, so với tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta là không đáng kể. Đáng nói là không có hàng dệt may và da giày trong danh sách kể trên, mà đây là hai mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ của Việt Nam.

    Đồng thời theo đánh giá cũng dễ biết trước được bước nhượng bộ này của Trung Quốc vì dường như đã không còn phương thức nào cho nước này tiếp tục đối đầu. Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ chỉ tầm 150 tỷ đô nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lại lên tới 500 tỷ USD lớn hơn rất nhiều lần. Do đó nếu cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc thì sẽ không còn gì cho Trung Quốc đáp trả lại Mỹ tiếp tục nữa.

    Chuyên gia kinh tế Đỗ Hòa nhận định không có nhiều bất ngờ về thỏa thuận tạm hoãn đối đầu giữa chính quyền hai bên, đặc biệt là đối với người hay xoay chuyển như ông Trump cũng như việc Trung Quốc hiện đang ở thế "kẹt". Bởi vì trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt được là dựa vào thị trường Mỹ và các nước đồng minh Mỹ nên Trung Quốc thừa khôn ngoan để biết nhượng bộ vào lúc này là có lợi.

    Tuy nhiên theo ông Đỗ Hòa, cuộc chiến thương mại này là lâu dài vì vậy việc nhượng bộ này chỉ có tính tạm thời. Nó không chỉ liên quan đến vấn đề thương mại, thặng dư mà còn là việc cạnh tranh mức độ ảnh hưởng lên cục diện thế giới của mỗi bên.

    Mặc dù hiện tại vẫn chưa thoả thuận được danh sách chi tiết hàng hoá mà Trung Quốc cam kết mua nhưng nước này đã đồng ý “mua ngay lập tức” nông sản của Mỹ.

    Xét riêng đối với Việt Nam thì hành động này không ảnh hưởng quá nhiều bởi vì các mặt hàng Trung Quốc chấp nhận mua từ Mỹ lại không nằm trong thế mạnh của Việt Nam. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam về lâu dài vẫn nên thường xuyên cập nhật theo dõi để kịp thời đánh giá những tác động của cuộc chiến này, nhất là đối với lĩnh vực xuất khẩu bởi vì hiện tại Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai thị trường xuất khẩu lớn của nước ta.

    Nhìn chung về lâu dài chúng ta chưa thể nhận diện hết được những tác động khó lường của cuộc chiến tranh thương mại này. Thế nhưng trước mắt chúng ta có thể thấy ngay tín hiệu tích cực của việc ngừng chiến này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Cụ thể là ngay sau thỏa thuận tạm ngưng đối đầu thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên giao dịch bùng nổ.

    Cả ba chỉ số đều tăng mạnh mẽ, VN-Index bật tăng vọt 25,05 điểm (tăng 2,7%) đạt được 951,59 điểm. HNX-Index tăng 2,81 điểm (tăng 2,69%) đạt mức 107,64 điểm. Upcom-Index tăng 0,7 điểm (tăng1,34%) lên 53,06 điểm

    Đáng nói là trong các tuần giao dịch trước thanh khoản suy yếu thì ở phiên giao dịch này đã tăng lên mạnh mẽ và hoạt động tích cực trở lại với việc mua ròng tới hơn 144 tỷ trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM, so với phiên trước đó tăng gấp hơn 6 lần. Riêng đối với chỉ số VN-Index khối lượng khớp lệnh cải thiện rõ rệt và trên mức trung bình 20 phiên với 159 triệu cổ phiếu cho thấy dòng tiền đang quay lại.

    Theo phân tích của các công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), BIDV (BSC) và VietinBank thì kịch bản tích cực nhất là VN-Index sẽ tăng trở lại với kỳ vọng là 1.000 điểm trong tháng cuối năm này. Nếu thị trường vẫn duy trì những diễn biến hồi phục khả quan như hiện tại thì khả năng thị trường đạt được mốc trên là điều có thể xảy ra.

    Xem thêm:

    >> Cuộc gặp gỡ Trump-Tập kết thúc với việc đình chiến đối đầu trong 90 ngày
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này