Những rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt khi dòng vốn từ Trung Quốc dịch chuyển sang

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 17/1/19.

Lượt xem : 2,403

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    nhung-rui-ro-ma-viet-nam-phai-doi-mat-khi-dong-von-tu-trung-quoc-dich-chuyen-sang.jpg

    Những phân tích và dự báo đều nhận định sẽ có sự dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc sang nước ta nhằm né các ảnh hưởng và thiệt hại do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây ra. Điều này có thể tác động trái chiều, nó có thể đem đến những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nhưng kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn.

    Dòng vốn đã và đang dịch chuyển


    Trong năm 2018 vừa qua, Trung Quốc đã chứng kiến việc hàng loạt doanh nghiệp sản xuất lớn rút ra khỏi thị trường, điển hình trong đó có các tập đoàn điện tử khổng lồ của Nhật như Panasonic, Sharp, Toshiba, Sony, rồi đến các ông lớn sản xuất điện thoại như Samsung vào tháng 6/2018 và mới đây là Apple đang di dời nhà máy iPhone.

    Trong khi đó, Việt Nam đang trở thành quốc gia thay thế tiềm năng cho những doanh nghiệp muốn rút khỏi Trung Quốc khi nước ta có lợi thế về vị trí, vị trí địa lý, nhiều cảng biển và nằm ngay dưới Trung Quốc, tiền lương lao động thấp, tương đồng về văn hóa cũng như đã tích cực ký kết nhiều hiệp định thương mại (FTA) gần đây. Không chỉ với các công ty đa quốc gia mà kể cả chính các doanh nghiệp bản địa Trung Quốc cũng có kế hoạch rút ra khỏi nước này.

    Tổng cục Thống kê đưa ra số liệu mới nhất: Đầu năm 2018 đến 20/12/2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có 3.046 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 17,97 tỷ USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với 2017. Mặc dù vậy, giá trị vốn đầu tư từ Trung Quốc (tính luôn đặc khu Hồng Kông) năm 2018 vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 2,35 tỷ USD, tăng đáng kể 9,1% so với 2017 và chiếm tỷ trọng hơn 13% trong tổng vốn FDI, cao hơn mức 10% trong năm 2017.

    Không thể phủ nhận sự gia tăng của dòng vốn đầu tư mang lại các tác động tích cực và qua đó thể hiện sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Việt Nam, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến những hệ lụy khó lường nếu không có sự chọn lọc và giám sát kỹ.

    Rủi ro đối với nền kinh tế nội địa

    Đầu tiên: Việc dòng vốn đầu tư dịch chuyển mạnh khả năng sẽ dẫn đến tình trạng nhập khẩu ồ ạt máy móc và công cụ sản xuất trong ngắn hạn, tăng áp lực lên cán cân thương mại trong nước và khiến nền kinh tế gặp phải tình trạng nhập siêu cao trở lại.

    Trong 3 năm gần đây, nước ta đã duy trì con số thặng dư thương mại hàng hóa tích cực, nhất là năm 2018 vừa qua ước xuất siêu kỷ lục đến 7,2 tỷ USD. Nếu cán cân thương mại tới đây đảo chiều trở lại thì có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối, đồng thời ít nhiều tạo áp lực lên nền kinh tế nói chung và thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng.

    Thứ hai: Các dự án đầu tư của Trung Quốc cũng thường kèm theo một lượng lớn nhân công của nước này vào nước ta. Một mặt sẽ gây ra mất cơ hội việc làm đối với người lao động Việt nam, mặt khác lượng lao động nước ngoài nhập cảnh quá nhiều có thể gây ra các xáo trộn về mặt xã hội trên địa bàn cũng như tiềm ẩn những rủi ro khó lường khác.

    Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của Trung Quốc từ trước tới nay cũng thường xảy ra những vụ việc về ô nhiễm môi trường, nhất là khó tránh khỏi việc các công ty sản xuất của nước này sẽ chuyển dịch nhà máy, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh môi trường vào nước ta. Vì vậy, cần phải có chính sách sàng lọc và lựa chọn dự án phù hợp, nếu không Việt Nam có thể gặp phải các rủi ro môi trường từ dự án đầu tư nước ngoài gây ra, mà trong thời gian qua đã có không ít vụ việc nổi cộm.

    Thứ ba: Tình trạng bong bóng bất động sản tại các địa phương có khả năng tăng lên, đặc biệt đến từ dòng vốn đầu tư gián tiếp của Trung Quốc. Thời gian qua đã chứng kiến việc giới nhà giàu, doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách chuyển dịch tài sản ra khỏi nước này và đổ tiền ồ ạt vào thị trường bất động sản của nhiều nước khác, Việt Nam cũng là 1 trong các quốc gia thu hút mạnh mẽ dòng vốn trên.

    Theo thống kê, trong năm 2018 dòng vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản của Việt Nam đạt hơn 5.94 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23.2% trong tổng vốn đăng ký, chỉ ở sau mức 55.4% của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Ngoài ra, một doanh nghiệp bất động sản thống kê khách Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM trong năm 2018 tăng đột biến và có tỷ trọng cao nhất so với các khách hàng có quốc tịch khác.

    Bất lợi lên các doanh nghiệp nội địa

    Thứ tư: Sự tiếp nhận ồ ạt dòng vốn đầu tư đổ vào khiến nền kinh tế trong nước có thể phải phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, các chính sách sẽ bị động và phụ thuộc vào nhóm doanh nghiệp này, dẫn đến tăng tình trạng thiếu công bằng, giảm sức cạnh tranh của những doanh nghiệp Việt Nam.

    Theo thống kê và phân tích gần đây thì bộ phận doanh nghiệp nước ngoài như Samsung hay Formosa đã có tỷ trọng đáng kể trong tăng trưởng kinh tế của nước ta; ở hoạt động thương mại, doanh nghiệp FDI cũng ngày càng gia tăng xuất siêu so với con số thâm hụt thương mại nặng nề của các doanh nghiệp trong nước. Như vậy, nếu những doanh nghiệp này rút đi bởi bất kỳ lý do gì thì nền kinh tế Việt Nam đối mặt với rủi ro là rất lớn.

    Thứ năm: Dòng vốn từ Trung Quốc chuyển dịch vào nước ta có thể gây ra áp lực VND tiếp tục tăng giá so với Nhân dân tệ (CNY). Trong năm 2018, CNY phá giá mạnh so với USD thì VND lại mất giá chưa đến 1,8% so với USD, vô hình trung đã làm VND tăng giá đáng kể so với CNY. Việc này khiến doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta mất lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu và những dịch vụ khác như du lịch.

    Cuối cùng: Khi doanh nghiệp Trung Quốc dịch chuyển sang nước ta thì Hoa Kỳ có thể áp dụng các hàng rào chính sách và chế tài cho những hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng dùng nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, để đánh vào việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Như vậy, hàng hóa nước ta cũng sẽ bị vạ lây.


    Xem thêm:

    >> Triển vọng tăng trưởng cho ngành ngân hàng trong năm 2019
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Những rủi ro mà kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt trong giai đoạn tới Tin tức kinh tế - xã hội 16/12/18
    Những động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019 Tin tức kinh tế - xã hội 14/3/19
    Những nguyên nhân làm chỉ số giá năm 2018 tăng cao hơn năm 2017 Tin tức kinh tế - xã hội 1/1/19
    Kinh tế Việt Nam với những kỷ lục ấn tượng trong năm 2018 Tin tức kinh tế - xã hội 29/12/18

  3. ngocmai221

    ngocmai221 Guest

    Kết bạn nhé
     
  4. ngocmai221

    ngocmai221 Guest

    Up cho bạn nhé
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này