CANVAS – Câu chuyện về một Mô hình phân tích kinh doanh hiệu quả

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Erikvan, 6/1/19.

Lượt xem : 6,661

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua.jpg

    Tuần đầu năm 2019 khép lại với đầy những biến động khó lường của thị trường. Có những thăng trầm, có những lúc cảm xúc dâng trào bên men say chén thắng nhưng cũng sẽ có những lúc chìm vào niềm đau và nỗi thất vọng kéo dài trong một chuỗi giảm dài tưởng chừng không có lối thoát. Tạm thời tránh xa những vàng xanh tím đỏ trên bảng điện hay biểu đồ, Kakata có đôi dòng chia sẻ về Mô hình kinh doanh CANVAS – Tấm vải dệt nên các yếu tố hình thành một doanh nghiệp.

    Mỗi doanh nghiệp đều là một thực thể (Entity)
    tồn tại trong nền kinh tế, và đã là một phần tử nhỏ trong một bức tranh lớn nên không ít thì nhiều đều phải chịu những ảnh hưởng của những yếu tố chung.

    Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp là một câu chuyện riêng được viết nên bởi những con người sáng lập và vận hành ra nó. Dù là một quán cà phê nhỏ bên đường cho anh em chứng sĩ hàn huyên tâm sự hay một doanh nghiệp mang trong mình thương hiệu tầm cỡ quốc gia đều có những đặc trưng riêng.

    Tất cả những câu hỏi cho việc hình thành một Start up nhỏ hay phân tích sơ lược về yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp có thể phần nào được hé lộ thông qua việc lần lượt đi qua những mảnh ghép trên mô hình Canvas.

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-0.jpg
    MÔ HÌNH CANVAS LÀ GÌ? NÓ CÓ XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

    Business Model Canvas (BMC) là công cụ hiệu quả để phác thảo những nét chung khái quát về cách thức hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
    trên một mặt của tờ A4 nhỏ.

    Xuất phát từ việc hiện thực hóa ý tưởng cho một doanh nghiệp Start-up thay vì lên những kế hoạch phát triển chiến lược sản phẩm truyền thống, năm 2008, Mr. Alexander Osterwalder cho giới thiệu mô hình này và phát triển nó thành một công cụ phân tích mô hình kinh doanh hiệu quả.

    Với 9 mảnh ghép nhỏ trên một bản phác thảo mô hình kinh doanh, CANVAS sẽ đơn giản hóa các kế hoạch, chiến lược khô khan và phức tạp theo một cách trực quan và dễ nắm bắt nhất.

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-1.jpg
    Để hiểu rõ hơn, 9 thành tố sẽ được phân thành 2 nhóm đại diện cho Giá trị cho khách hàng mà doanh nghiệp mang lại và Cấu trúc nội tại bên trong của doanh nghiệp ấy.

    - Giá trị cho Khách hàng (Customer Value) bao gồm:

    (1) Phân khúc khách hàng - Customer Segments
    (2) Giá trị doanh nghiệp - Value Propositions
    (3) Kênh phân phối - Channels
    (4) Quan hệ khách hàng - Customer Relationships
    (5) Dòng doanh thu - Revenue Streams

    -
    Cấu trúc nội tại bên trong doanh nghiệp (Infrastructure) bao gồm:

    (6) Nguồn lực chính - Key Resources
    (7) Hoạt động chính - Key Activities
    (8) Đối tác chính - Key Partnership
    (9) Cấu trúc chi phí - Cost Structure

    Chi tiết hơn, ta sẽ đi tiếp phần đầu tiên với những thành tố về Giá trị cho Khách hàng (Customer Value).

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-2.jpg

    Đầu tiên, ta bắt đầu câu chuyện tại góc phải phía trên với Phân khúc khách hàng để trả lời cho câu hỏi đối tượng mà ta muốn việc kinh doanh của mình hướng đến là ai? Ai sẽ là người trả tiền để sử dụng sản phẩm mà mình tạo ra?

    Nếu câu chuyện của mình chỉ là một quán café cho anh em chứng sĩ thì phân khúc khách hàng sẽ là những trader bám bảng, những anh hùng mua đáy bán đỉnh (hoặc ngược lại) hay những chiến lược gia đầu tư giá trị…

    Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn như HPG khách hàng của họ có thể là những đại lý phân phối thép lớn, những nhà bán lẻ thép xây dựng địa phương hay hướng đến việc xuất khẩu sang nước khác có nhu cầu. Mỗi thay đổi trong việc có thêm hay mất đi khách hàng là điều đáng để anh em suy nghĩ khi nhận ra mô hình của doanh nghiệp có hiệu quả hơn hay không trong tương lai.

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-3.jpg
    Thứ hai, ta tiếp tục vẽ tiếp sơ đồ với mảnh ghép trung tâm là Giá trị doanh nghiệp nhằm giải thích nội dung cốt lõi của việc dựng xây nên một doanh nghiệp là gì? Tại sao khách hàng lại chọn uống Café ở quán của mình thay vì uống ở tiệm Highland đối diện.

    Ví dụ như, quán Café Trader sẽ cung cấp cho anh em không gian thoải mái với nhiều buổi offline chia sẻ kinh nghiệm đầu tư được tổ chức với nhiều thông tin bổ ích cho các anh em cập nhật…

    Suy rộng hơn cho một doanh nghiệp niêm yết, ta chọn cổ phiếu của một doanh nghiệp đầu ngành để trade vì kỳ vọng vị thế của doanh nghiệp sẽ là yếu tố tiên quyết thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hay chọn một doanh nghiệp có triển vọng cao khi có nhiều sản phẩm mới được hoàn thiện sẽ đem đến biên lợi nhuận lớn hơn trong tương lai với dư địa tăng trưởng cao hơn.

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-4.jpg

    Thứ ba, để liên kết giữa khách hàng (1) và mục tiêu doanh nghiệp (2), yếu tố kênh phân phối Channels được đặt vào mô hình để tìm ra đâu là cách để doanh nghiệp truyền tải sản phẩm cũng như phân phối những giá trị của mình đến cho khách hàng.

    Đối với một mô hình kinh doanh nhỏ như Café thì việc để nhiều khách hàng biết đến cần xuất phát từ việc quảng bá hình ảnh thông qua hình thức anh em truyền tai nhau, qua mạng (Kakata, facebook…) hay qua những buổi tổ chức offline.

    Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp lớn, Channels sẽ tạo ra sự thay đổi lớn để tạo ra điểm khác biệt của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp bán lẻ như Tiki, Lazada sẽ phát huy vai trò của thương mại điện tử và tập trung vào việc xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hóa tối ưu (Logistic) để chiếm ưu thế cạnh tranh so với hình thức bán lẻ tập trung dựa vào hệ thống cửa hàng tốn chi phí mặt bằng.

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-5.jpg
    Thứ tư, việc kết nối tâm tư nguyện vọng, quan hệ khách hàng và doanh nghiệp Customer Relationships cũng là một thành tố được đưa vào mô hình để phân tích cho định hướng của một doanh nghiệp trong tương lai.

    Vấn đề này thường được xem xét trên việc liệu các mối quan hệ với các phân khúc khách hàng của mình có thực sự được duy trì tốt đẹp. Doanh nghiệp hiện tại có thêm khách hàng mới hay duy trì lượng khách hàng cũ hay không là những dấu hiệu mà chúng ta cần chú ý trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp.

    Canvas--Cau-chuyen-ve-mot-Mo-hinh-phan-tich-kinh-doanh-hieu-qua-6.jpg

    Thành tố thứ năm, cũng là thành tố cuối của nhóm Giá trị cho khách hàng bên phải mô hình là Revenue Streams, dòng doanh thu của doanh nghiệp. Suy cho cùng, đây chính là một mục tiêu quan trọng khi thường doanh thu của sẽ đến từ các hoạt động khác nhau để đem về nguồn tiền nuôi sống doanh nghiệp.

    Đối với một quán Café nho nhỏ, dòng doanh thu đến từ tiền bán Café, tiền bán thuốc lá, tiền bán các loại nước giải khát khác nhau. Tuy nhiên đối với một doanh nghiệp niêm yết, dòng doanh thu sẽ rất đa dạng, bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ có vô vàn các hoạt động khác đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, một doanh nghiệp có cơ bản tốt nên có sự tập trung vào một hoạt động kinh doanh cốt lõi có liên hệ trực tiếp với ngành nghề kinh doanh của mình thay vì lấn sang quá nhiều các hoạt động không liên quan.

    Bài viết tiếp theo sẽ tiếp tục giới thiệu về 4 thành tố cuối trong nhóm Cấu trúc nội tại bên trong của một doanh nghiệp. Các anh chị em cố gắng tiếp tục theo dõi nhé.

    (Còn tiếp)

    Xem thêm:

    ->> Quy trình đầu tư cổ phiếu bằng phương pháp Top-down quen thuộc
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này