Trong chương Corporate Finance (CF), gần đây, viện CFA tập trung vào những kiến thức cốt lõi, những kiến thức có tính ứng dụng cao thay vì hàn lâm như những năm trước. Tuy nhiên, kiến thức thực tế đòi hỏi cá nhân phải nắm thông tin, có hiểu biết về ngành cũng như có làm quen trước trong môi trường tài chính thì sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin hơn. CF cũng vậy, Capital Budgeting là một chương khá gần gũi với kiến thức thực tế của những người phải lập kế hoạch, dự toán tài chính cho một công ty, một tổ chức, đoàn thể hay có thể là kế hoạch chi tiêu cho cả bản thân. Thứ nhất, tiến trình của Capital Budgeting Quy trình Capital budgeting có 4 bước đi từ những nét sơ thảo đến cụ thể hóa thành từng con số cụ thể. Step 1: Idea generating: đưa lên ý tưởng Step 2: Analyse project proposal: Lập một dàn ý chi tiết Step 3: Create firm-wide capital budget: Hoàn thiện và tạo bảng dự toán Step 4: Monitoring decisions and conduct a post audit: hoàn thành việc thực hiện qua việc kiểm soát tiến trình đã thực hiện. Trong quá trình thực hiện tiến trình các nội dung chi tiết có thể khác nhau nhưng suy cho cùng, project được hoàn thành phải có mục tiêu chính và thường thì các mục tiêu sẽ được sắp xếp theo các categories (mục khác nhau). Dự án được thực hiện thường phải có thông tin chi tiếp về sản phẩm hay phân khúc thị trường hướng đến (product/market development) là yếu tố định hướng cho project được vận hành trơn tru. Tiếp theo, categories sẽ được thực hiện hóa thông qua việc project sẽ phục vụ mục đích mở rộng (expansion) dự án cũ hay thay mới (replacement) dự án đã thực hiện vì mục đích giảm chi phí (cost reduction) hay duy trì hoạt động cũ khác hiệu quả hơn. Trong quá trình làm dự toán, những yếu tố pháp lý, thủ tục hành chính và tác động an toàn đến môi trường hay xã hội cũng cần được đặt lên bàn cân của những cá nhân thực hiện lập dự toán. Tóm lại, các categories chủ yếu cần được nhắc đi nhắc lại trong quá trình làm dự toán dự án là (1) luôn phải có định hướng rõ về việc sẽ làm cái gì, làm ở đâu (product, market development). (2) cần có chú ý project sẽ là (expansion) hay (replacement) để đáp ứng nhu cầu đầu tư, (3) cần đáp ứng đầy đủ các thủ tục có liên quan để tránh ách tắc trong quá trình lập dự toán sau này. Những định nghĩa mới về Sunk cost (được loại trừ ra khỏi tiến trình lập dự toán) Trong quá trình thực hiện dự án, đôi lúc chúng ta có thể sai lầm trong việc thực hiện sử dụng chi phí cũng như tính toán doanh thu có thể gây ra những mất mát đáng tiếc mà không thể tránh khỏi. Ví dụ như việc mua một cái máy nhưng nó lại không có ích lợi gì hết và cũng không thể sử dụng được thì thay vì thanh lý đi và có phương án sử dụng khác nhưng ta vẫn làm và tiếp tục ghi nhận chi phí. đó là quá trình ghi nhận chi phí chìm, khi không có ích lợi thì nên thanh lý và có phương án khác thay vì sử dụng mà không hiệu quả gây lãng phí thời gian. IRR và NPV hai đinh nghĩa khá quen thuộc trong thế giới tài chính, tuy nhiên ta nói về IRR và NPV trong một số tính huống dự toán cụ thể. Như, đối với dự án đôc lập (independent) xuất hiện khi lựa chọn 2 dự án, thì trong tình huống này việc chọn dự án này sẽ không ảnh hưởng đến dự án khác nên cả hai dự án đều sẽ được chọn nếu NPV của cả hai đều lớn hơn 0 (đều dương). Tuy nhiên, đối với trường hợp dự án xuất hiện từ (Mutually exclusive) thì đây là lúc cần phải lựa chọn dự án có NPV lớn hơn và không thực hiện cái còn lại. Ngoài ra, khi đem so sánh các dự án với nhau bằng NPV thì không thể nhắc đến IRR, tuy nhiên IRR có nhược điểm có thể sẽ cho ra những kết quả IRR đối ứng khác nhau với cùng một dòng dự toán như nhau. Theo đó, việc sử dụng IRR sẽ có những rắc rối không đáng có nhất định bởi vậy CFA thường nhấn mạnh vai trò của NPV trong lựa chọn dự án để thực hiện.