Học CFA: Quản trị công ty và ESG - Khái niệm và các bên liên quan

Thảo luận trong 'Môn Corporate Finance' bắt đầu bởi tinychau, 29/1/19.

Lượt xem : 2,794

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-quan-tri-cong-ty-va-esg-khai-niem-va-cac-ben-lien-quan-kakata.jpg

    Nhà đầu tư sẽ hiểu được quan điểm của các bên liên quan trong công ty, sự mâu thuẫn giữa các bên liên quan (stakeholders) được đẩy lên như thế nào, và sự quản trị công ty hiệu quả có thể giảm thiểu những căng thẳng đó như thế nào. Ngoài ra, trong chủ đề quản trị công ty còn liên quan đến sự bỏ phiếu bầu chọn ban giám đốc, chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc, và những yếu tố quan trọng trong thành phần ban giám đốc.


    Nói tóm lại, sự phân tích về các yếu tố môi trường công ty, mối quan hệ xã hội và quản trị công ty trong quá trình lựa chọn danh mục đầu tư sẽ được thể hiện rõ ràng trong bài này.

    MỘT CHÚT MÔ TẢ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

    Quản trị công ty được mô tả như một hệ thống kiểm soát và thủ tục điều hành nội bộ. Quản trị công ty tạo ra một khuôn khổ chung định nghĩa đâu là quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của các phòng ban, đội nhóm trong một tổ chức.

    Về bản chất, quản trị công ty chính là sự sắp xếp của việc kiểm tra, cân bằng và khuyến khích các thành viên trong công ty để giảm thiểu và quản lý tốt các mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan cũng như giữa nội bộ với những cổ đông bên ngoài.

    Đặc điểm cần chú ý trong hệ thống quản trị công ty là những lợi ích của các cổ đông vì theo lý thuyết, lợi ích của cổ động là sự tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp hay giá cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường.

    Theo lý thuyết này, quản trị công ty đầu tiên phải quan tâm đến những mâu thuẫn lợi ích giữa ban điều hành công ty và các cổ đông.

    Ngoài ra, những đặc điểm khác cần phải tập trung trong việc quản trị công ty là phải quan tâm đến những xung đột giữa các đội nhóm, phòng ban với nhau, giữa các nhà cung cấp, các khách hàng, nhân viên,... Nói chung là sẽ có những xung đột lợi ích giữa các bên liên quan. Quản trị công ty được sinh ra để quản lý và giải quyết những vấn đề xung đột đó.

    hoc-cfa-quan-tri-cong-ty-va-esg-khai-niem-va-cac-ben-lien-quan-1.jpg

    CÁC NHÓM BÊN LIÊN QUAN VÀ SO SÁNH LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

    Nhóm các bên liên quan của một tổ chức / doanh nghiệp bao gồm những đối tượng sau:

    Cổ đông (Shareholders). Đối tượng này được hưởng lợi ích còn lại sau khi công ty tuyên bố giải thế và trả hết số nợ cho ngân hàng và các trái chủ (chủ nợ). Cổ đông có quyền bỏ phiếu đề bầu chọn hội đồng quản trị và những vấn đề quan trọng khác trong công ty. Điều này cho phép họ kiểm soát công ty một cách hiệu quả. Các cổ đông sẽ có nhiều lợi ích khi lợi nhuận của công ty tăng trưởng, vừa tăng giá trị công ty và vừa tăng giá cổ phiếu mà họ đang sở hữu.

    Hội đồng quản trị. Đối tượng này có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông; có thể thuê, muốn, sa thải và quyết định lương bổng cho các giám đốc cấp cao trong công ty; đặt ra chiến lược lớn cho công ty; và quan sát tình hình tài chính cũng như những yếu tố quan trọng khác trong hoạt động vận hành của công ty.

    Các giám đốc cấp cao nhận lương, thưởng dựa trên sự hiệu quả điều hành doanh nghiệp. Lợi ích của họ chính là tổng giá trị lương thưởng đó và được tiếp tục thuê để làm việc. Về mặt lý thuyết, lợi ích này gắn với sự hiệu quả trong hoạt động của một công ty, công ty càng thành công thì lợi ích của các giám đốc cấp cao càng được gia tăng.

    Nhân viên cấp dưới. Họ cũng nhận được lợi ích cùng với sự phát triển bền vững và thành công của công ty. Quyền lợi cụ thể của họ chính là lương, cơ hội thăng tiến, đào tạo chuyên môn, và các điều kiện làm việc tốt.

    Chủ nợ cung cấp những khoản vay cho doanh nghiệp dưới dạng trái phiếu hoặc ngân hàng cho một doanh nghiệp nào đó vay. Chủ nợ sẽ không được quyền tham gia biểu quyết hay điều hành doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp buộc phải trả lãi và nợ gốc khi đến hạn. Ngoài ra, các chủ nợ và ngân hàng còn được ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể.

    Các nhà cung cấp của doanh nghiệp có thì lại có lợi ích trong việc duy trì mối quan hệ đang diễn ra với doanh nghiệp, về lợi nhuận thương mại của họ với doanh nghiệp, và trong sự tăng trưởng và ổn định liên tục của doanh nghiệp. Vì họ thường là chủ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (cung cấp hàng trước, trả tiền sau), nên họ cũng có mối quan tâm đến khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính của công ty.

    (Còn tiếp...)
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này