Khám phá những mẫu hình sóng kết hợp trong Elliott Wave Principle

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 13/8/19.

Lượt xem : 2,728

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    kham-pha-nhung-mau-hinh-song-ket-hop-trong-elliott-wave-principle-kakata.png

    Các mẫu hình sóng Elliott điều chỉnh luôn đi ngược với xu hướng chính. Vì thế khi những mẫu hình này kết thúc, giá sẽ quay đầu trở lại theo xu hướng chính.

    Trong quá trình nhà đầu tư chứng khoán đọc rất nhiều bài viết của tôi đã quen với việc trong Nguyên lý sóng Elliott chúng ta có 3 loại mẫu hình sóng điều chỉnh lớn là Zigzag, Flat và Triangles. Ba mẫu hình này tôi đã nói rất nhiều trong các bài viết. Đây là ba mẫu hình đơn giản mà bạn có thể bắt gặp rất nhiều ở đâu đó trên thị trường, ở sóng 2, sóng 4 hoặc sóng B. Ví dụ nếu sóng 2 là sóng Zigzag thì có thể sóng 4 sẽ là sóng Triangle chẳng hạn.

    Tuy nhiên, trên thực tế thị trường không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Nhất là khi những đợt điều chỉnh giá kéo dài rất lâu thì nó không còn là những mẫu hình đơn giản nữa rồi. Nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải tiếp tục tìm hiểu một số khái niệm mới, mà trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu với mọi người một trong số chúng, mẫu hình sóng đó có tên gọi là "corrective combination", tạm dịch là sự kết hợp điều chỉnh.

    Corrective combination bao gồm 2 hoặc 3 mẫu hình sóng điều chỉnh kết hợp lại với nhau. Cụ Ralph Nelson Elliott gọi nó là “double threes” và “triple threes”.

    Dưới đây là ví dụ của hai mẫu hình “double threes” và “triple threes”:
    kham-pha-nhung-mau-hinh-song-ket-hop-trong-elliott-wave-principle-kakata-1.png
    Cũng giống như mẫu hình double hay a triple zig-zag, mẫu hình double threes và “triple threes cũng đánh nhãn W, X, Y và Z cho những con sóng khác nhau. Trong hai mẫu hình này, sóng W thường là con sóng thoái lui cho toàn bộ mẫu hình xét về giá cả, còn những con sóng tiếp theo chỉ đóng vai trò là kéo dài thời gian mẫu hình mà thôi (tức là ít khi dao động ra ngoài phạm vi sóng W).

    Trong mẫu hình Double Threes ở trên, sóng đầu tiên là sóng W có dạng zigzag, tiếp theo là sóng X có dạng 3 sóng nối sóng Y có dạng 5 sóng Triangle. Trong mẫu hình Triple Threes, sóng đầu tiên là sóng W dạng expanding flat, sóng Y dạng Zigzag và sóng Z dạng Triangle. Sóng X trong trường hợp này là sóng nối giữa các sóng, cúng thường là Zigzag. Chỉ có 1 sóng tam giác duy nhất trong mô hình corrective combination, đó là sóng Y trong Double three và sóng Z trong Triple Three.

    Chúng ta xem ví dụ dưới đây:

    kham-pha-nhung-mau-hinh-song-ket-hop-trong-elliott-wave-principle-kakata-2.png
    Đồ thị cho thấy giá hiện tại đã hình thành xong sóng (1), điều chỉnh xong sóng (2) và hiện tại đang là sóng (3). Chúng ta thấy rằng sóng 2 chính là một corrective combination. Tuy sóng 2 không được phép là sóng Triangle nhưng sóng Triangle là một phần trong combination tạo thành sóng 2 thì vẫn có thể chấp nhận được.

    Trong trường hợp này, chúng ta có sóng W dạng zigzag, sóng X là double zigzag, và sóng Y la triangle. Sau khi kết thúc điểm e của sóng Y, cũng như kết thúc toàn bộ sóng điểu chỉnh, giá đã quay đầu đi lên theo xu hướng lớn.

    Đây là một mẫu hình khá phức tạp, do chúng di chuyển sideways và kéo dài kèm theo sự thiếu động lực thị trường, nên có thể làm cho các nhà đầu tư chứng khoán cảm thấy chán nản và dần quên lãng luôn những mã cổ phiếu đang di chuyển theo dạng này. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, không có sự điều chỉnh nào là tồn tại mãi mãi, rồi sẽ có lúc nó bật lên hoặc bật xuống. Đó là lý do tại sao bạn nên nghiên cứu về mẫu hình double three và triple three để biết khi nào giá chuẩn bị bật ra khỏi vùng sideways. Nếu không, cơ hội sẽ qua đi vào những lúc bạn thiếu kiến nhẫn nhất.

    Trên đây là một mẫu hình tương đối khó phát hiện cũng như khó chờ đợi cho nó hoàn thành, nhưng bù lại bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng khi chứng kiến nó kết thúc. Nguyên lý sóng Elliott là một biển kiến thức bao la rộng lớn, tôi sẽ cố gắng chia sẻ càng nhiều càng tốt về phương pháp này để mọi người cùng được học nhé. Happly learning!

    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
    hungboss1 thích bài này.
  2. Đang tải...


  3. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Dạng double tree gặp cực nhiều trong fx anh ah
     
    LinhChuppy, via a mobile device, 14/8/19
    #2

Lượt bình luận : 1

Chia sẻ trang này