Hướng dẫn lên kế hoạch giao dịch sóng Elliott nhanh chóng và hiệu quả (phần 2)

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 28/1/20.

Lượt xem : 3,796

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    huong-dan-len-ke-hoach-giao-dich-song-elliott-nhanh-chong-va-hieu-qua-kakata.jpg

    Xin chào anh em, lên kế hoạch giao dịch là một công việc nhất định phải làm khi trước khi tính đến chuyện đặt lệnh mua hay bán bất kỳ cổ phiếu hay hàng hóa nào. Bạn sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận từ việc giao dịch và đầu tư nếu như không có kế hoạch từ trước. Đặc biệt đối với những người giao dịch bằng phương pháp sóng Elliott, việc lập ra một kế hoạch rõ ràng càng giúp cho mọi người mua bán hiệu quả hơn.


    Bài viết này tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức vể việc lập kế hoạch giao dịch sóng Elliott. Ở phần trước, chúng ta đã thảo luận xong kế hoạch giao dịch sóng 1, tại đây:

    >> Hướng dẫn lên kế hoạch giao dịch sóng Elliott nhanh chóng và hiệu quả (phần 1)

    Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục lên kế hoạch giao dịch với sóng 3.

    huong-dan-len-ke-hoach-giao-dich-song-elliott-nhanh-chong-va-hieu-qua-kakata-1.png

    Hình trên đây sẽ là hình minh họa xuyên suốt cho toàn bộ nội dung của bài viết này.

    1. Khi sóng 2 hồi về khoản 61.8% của sóng 1, MUA 5 ĐƠN VỊ. Tổng vị thế mua mà chúng ta hiện giờ đang nắm giữa là 6 đơn vị. Bạn còn nhớ 1 đơn vị ở bài trước chúng ta vẫn còn chưa đóng chứ.

    Vì sóng 3 là sóng mạnh nhất trong bất kỳ sóng nào, chúng ta có thể chọn một phương án có chút mạo hiểm cũng được. Mặc khác, chúng ta đã thấy trước đó có bộ 5 con sóng nhỏ đại diện cho sóng 1. Thậm chí nếu chúng ta có phán đoán sai và đó không phải sóng 1, và con sóng tiếp theo không phải sóng 3 thì ít nhất sau sự thoái lui của con sóng 2 cũng có thể dẫn đến một con sóng tăng ít nhiều. Do đó, rủi ro trong trường hợp này có thể xem là không quá lớn. Chúng ta có thể giao dịch tự tin hơn so với việc lập kế hoạch sóng 1.

    2. Sau khi đặt mua thêm 5 đơn vị xong thì đặt lệnh dừng lỗ ở dưới điểm 0. Nếu điểm này bị chạm vào thì BÁN 10 ĐƠN VỊ. Như vậy thực chất là chúng ta short thêm 4 đơn vị nữa (6 đơn vị để bù lỗ cho 6 đơn vị vị thế mua).

    3. Lệnh bán này để đề phòng chúng ta đếm sai. Bạn nghĩ xem nếu giá không tăng lên theo sóng 3 mà giảm vượt qua điểm 0 thì kịch bản sóng sẽ như thế nào? Rõ ràng, 5 con sóng tăng mà chúng ta cho là sóng 1 lúc trước hoàn toàn có thể là sóng C của bộ sóng điều chỉnh lớn hơn (có thể là Zigzag A-B-C hoặc Flat A-B-C,...). Như vậy, con sóng mà chúng ta cho là sóng 2 thực chất là một phần của con sóng 1 tiếp nối sóng C đó. Và để đối phó với tình huống đó, việc đặt một lệnh short 10 đơn vị là hoàn toàn hợp lý.

    4. Nếu kịch bản trên là đúng thì xu hướng giảm có thể rất dài, và bạn hoàn toàn có thể lập một kế hoạch tương tự cho xu hướng giảm.

    5. Quay lại kế hoạch ban đầu, giả sử giá vẫn đi lên và chúng ta vẫn có sóng 3. Lúc bấy giờ, điểm quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý đó là điểm W vì giá tại điểm này phải thể hiện được sự mạnh mẽ của sóng 3 hoặc yếu ớt. Điểm W chính là điểm kết thúc của sóng 1 bắt đầu sóng 2. Quan sát hành động giá tại W để ra kế hoạch tiếp theo.

    Nếu thị trường do dự tại điểm W này và rồi rớt lại đỉnh của sóng 1 nhỏ (trong sóng 3) thì, BÁN HẾT TOÀN BỘ 6 ĐƠN VỊ. Sau đó ngồi ngoài theo dõi thị trường.

    6. Khi giá vượt quá điểm W khoảng 10% khoảng cách từ điểm 0 đến cuối con sóng 1, MUA THÊM 4 ĐƠN VỊ. Hành động này sẽ làm cho bạn nâng lên số vị thế nắm giữ là 10 đơn vị. Thường thì sóng 3 sẽ dài bằng 1.618 lần sóng 1, bạn có thể chốt lời ở đó, nhưng có khoảng 60% trường hợp là sóng 3 mở rộng, tức là dài khoảng 2.618 lần sóng 1, hoặc có thể dài hơn.

    BÁN 7 ĐƠN VỊ khi sóng 3 hoàn thành mục tiêu 1.618 sóng 1 và đề lại 3 đơn vị trong trường hợp sóng 3 mở rộng nhé.

    Đây là kế hoạch hoàn chỉnh có thể giúp anh em giao dịch sóng 3 một cách thoải mái và không lo sợ bị rủi ro quá nhiều. Chúng ta còn bài viết về kế hoạch giao dịch sóng 5, anh em đón xem ở bài tiếp theo nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh / fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục Nguyên lý sóng Elliott
     
    HanhHoang thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này