Làm sao để giao dịch thành công với mẫu hình sóng Tam giác - Triangle trong Elliott Priciple Wave ?

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 2/8/19.

Lượt xem : 3,299

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    giao-dich-thanh-cong-voi-mau-hinh-song-tam-giac-triangle-trong-elliott-priciple-wave-kakata.png
    Để phân tích và đếm sóng Elliott một cách hợp lý, nhà đầu tư phải nhìn ra các mẫu hình sóng Elliott khác nhau trên đồ thị giá. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách để nhận ra chúng, đặc biệt là mẫu hình sóng Tam giác - Triangle.

    Sóng Triangle là một trong ba sóng trong bộ sóng điều chỉnh cùng vời sóng Zigzag và sóng Flat. Có hai loại sóng Triangle là Contracting Triangle and Expanding Triangle (tạm dịch Tam giác thu hẹp và Tam giác mở rộng). Dưới đây là ví dụ về tam giác thu hẹp - Contracting Triangle:

    giao-dich-thanh-cong-voi-mau-hinh-song-tam-giac-triangle-trong-elliott-priciple-wave-kakata-1.jpeg

    Mỗi sóng Tam giác điều chỉnh sẽ bao gôm 5 sóng di chuyển đi ngang (trong vùng sideways), được dán nhãn A-B-C-D-E. Mỗi một sóng như vậy lại bao gồm 3 con sóng nhỏ hơn (3-3-3).

    Sóng Tam giác cho chúng ta biết răng còn 1 bước di chuyển cuối cùng theo đúng xu hướng lớn sau đó sẽ xảy ra đảo chiều.

    Điều này có nghĩa là sóng Tam giác có thể đang nằm trong sóng 4 trong bộ 5 sóng đẩy (1-2-3-4-5), hoặc sóng B trong bộ sóng chỉnh (A-B-C) hoặc sóng X trong bộ sóng Zigzag.

    Nếu sóng B của sóng Tam giác lớn hơn sóng A (xét về giá) thì gọi là sóng chạy (running wave).

    Đồ thị dưới đây là một ví dụ cho thấy sóng Tam giác đang là sóng 4 trong bộ 5 sóng đẩy:

    giao-dich-thanh-cong-voi-mau-hinh-song-tam-giac-triangle-trong-elliott-priciple-wave-kakata-2.jpeg

    Trong trường hợp này, trước khi hình thành sóng 5 thì sóng 4 hình thành dưới dạng tam giác sau khi kết thúc sóng 3.

    giao-dich-thanh-cong-voi-mau-hinh-song-tam-giac-triangle-trong-elliott-priciple-wave-kakata-3.jpeg

    Như bạn có thể thấy ở ví dụ trên, sóng tam giác hình thành quá hoàn hảo với bộ sóng Zigzag A-B-C điều chỉnh đi lên. Điều này chỉ ra rằng sự điều chỉnh đã kết thúc, và dĩ nhiên sau đó giá đã giảm mạnh.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào các mẫu hình sóng cũng đều dễ dán nhãn như thế này, ví dụ dưới đây sẽ cho ta thấy sóng E được tạo thành bởi một mẫu hình tam giác nhỏ hơn:

    giao-dich-thanh-cong-voi-mau-hinh-song-tam-giac-triangle-trong-elliott-priciple-wave-kakata-4.jpeg

    Ví dụ trên đã cho chúng ta thấy được sự phức tạp của mẫu hình sóng Tam giác. Mẫu hình sóng Tam giác lớn được đánh nhãn (A)-(B)-(C). (B) chính là một sóng tam giác nhỏ hơn. Lưu ý rằng, sóng E - sóng cuối cùng của sóng (B) cũng hình thành bởi một tam giác.

    Như vậy, đây là một tín hiệu để chúng ta biết rằng, sự điều chỉnh chuẩn bị kết thúc, giá sẽ bắt đầu giảm khi kết thúc sóng E. Và đúng như vậy, giá giảm mạnh để hình thành sóng (C) - kết thúc mẫu hình sóng (A) - (B) - (C).

    Bài học của chúng ta hôm nay là gì? Thứ nhất là sự hình thành sóng trong sóng, trong tam giác có tam giác. Bài học thứ hai là khi con sóng Tam giác kết thúc, tức là sự điều chỉnh kết thúc và dĩ nhiên giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng chính hoặc đi theo hướng hình thành con sóng trong mô hình lớn hơn. Đó là thứ mà chúng ta có thể áp dụng được vào việc mua - bán cổ phiếu.

    Chuỗi bài viết về Elliott còn rất dài, anh em nếu quan tâm thì like và share thật nhiều nhé. Happy trading!

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> Làm thế nào để đếm sóng Elliott chính xác hơn ?
     
    vũ trần and Sakata like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Làm thế nào để đếm sóng Elliott chính xác hơn ? Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 1/8/19
    Phương pháp đếm sóng dễ dàng hơn với công cụ Elliott Oscillator Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 14/1/20
    Phương pháp kết hợp Nguyên lý sóng Elliott và sóng Harmonic - vẻ đẹp hoàn mỹ của phân tích kỹ thuật Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 29/10/19
    Phân tích mô hình và kỹ thuật đếm sóng Elliott Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 27/10/19
    Thực hành đếm sóng và giao dịch với Nguyên lý sóng Elliott (Phần 2) Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 24/10/19

  3. vũ trần

    vũ trần Guest

    Hay quá bác. Đến giờ tui cũng chưa nhận ra được. Nhờ bác xem con NTL
     
    vũ trần, via a mobile device, 2/8/19
    #2
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    Quan điểm của mình thì là như vầy, lưu ý đếm sóng Elliott chỉ đưa ra roadmap, nếu đúng thì mình theo, còn nếu sai thì mình chuyển sang kịch bản khác nhé bác. Quan trọng vẫn là quản lý rủi ro.

    111 (1).png
     
  5. vũ trần

    vũ trần Guest

    Kỉ thuật sóng Elliott sao mà khó đến thế nhỉ?
     
    vũ trần, via a mobile device, 2/8/19
    #4
  6. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    Lúc đầu bác tiếp cận thì khó thật, nhưng kiên trì thì sẽ ok hơn đấy, ai cũng từng vậy mà.
     
  7. vũ trần

    vũ trần Guest

    Kb zalo học hỏi kinh nghiệm sóng Elliott đi bác!
     
    vũ trần, via a mobile device, 3/8/19
    #6
  8. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    Zalo của mình nếu bác cần 0908.86.79.84.

    Fb.com/baokhanh34

    Nhưng mình ít khi chat zalo vì không có thời gian cầm điện thoại. Có gì bác cứ comment lên đây hoặc inbox facebook nhé.
     
  9. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Sóng tam giác ngoài sóng 4 và B thì có thể gặp ở sóng C nữa ( dù tỉ lệ này thấp nhưng vẫn có). Ngoài ra cạnh E trong tam giác thường k đi đúng biên tam giác mà nó sẽ chạy kiểu spike ( quá sóng) hoặc truncation ( sóng cụt).
     
    LinhChuppy, via a mobile device, 4/8/19
    #8

Lượt bình luận : 7

Chia sẻ trang này