Phân tích mô hình và kỹ thuật đếm sóng Elliott

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 27/10/19.

Lượt xem : 4,102

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phan-tich-mo-hinh-va-ky-thuat-dem-song-elliott-kakata.png

    Xin chào anh em, phân tích mô hình là một chủ đề không mới, nếu không muốn nói là quá quen thuộc đối với các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật.


    Trong sự nghiệp đếm sóng không ngừng nghỉ, thì công việc phân tích mô hình càng trở nên cần thiết. Nó có thể giúp anh em biết được mình đang ở đâu trên bản đồ giá cũng như hướng đi sắp tới như thế nào. Và dĩ nhiên, phân tích mô hình cũng là cơ sở đếm sóng chính xác. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi và anh em sẽ cùng nghiên cứu một số case study để cùng làm sáng tỏ việc phân tích mô hình trong Nguyên lý sóng Elliott là như thế nào nhé.

    BA CÂU HỎI CẦN PHẢI TRẢ LỜI

    1. Mô hình nào phù hợp nhất ở vị trí hiện tại? Câu trả lời có thể là sóng đẩy (impulse) hoặc sóng điều chỉnh (corrective).

    2. Cái gì xác nhận cho mô hình đó?

    3. Cái gì không xác nhận cho mô hình đó?

    GIÁ SẼ TIẾP TỤC ĐI NHƯ THẾ NÀO ?

    Bây giờ chúng ta sẽ vào nội dung chính với các case study để phân tích mô hình nhé.

    Giả sử xu hướng 5 sóng đã hình thành như hình dưới đây, bạn sẽ kỳ vọng mô hình nào tiếp theo?

    phan-tich-mo-hinh-va-ky-thuat-dem-song-elliott-kakata-1.png

    Rõ ràng, chưa nhìn đâu xa, chúng ta cũng đã có một kỳ vọng tối thiểu là nó sẽ diễn ra một xu hướng ngắn hạn với mô hình 3 sóng điều chỉnh a-b-c.

    Chưa bàn đến các sóng phức khác như W-X-Y hay W-X-Y-XX-Z. Nhưng tối thiểu chúng ta cũng biết được nhịp tiếp theo sẽ là một con sóng chỉnh lớn.

    Giả sử bộ 5 sóng này tạo thành sóng 5 lớn chẳng hạn, và giá tiếp theo sẽ rớt thảm. Thì ít nhất trước mắt giá cũng tạm thời sẽ điều chỉnh theo mô hình a-b-c ở cấp độ nhỏ hơn.

    XU HƯỚNG HAY KHÔNG CÓ XU HƯỚNG ?

    Nhìn vào ví dụ dưới đây, bạn đoán thị trường có xu hướng hay không có xu hướng?

    phan-tich-mo-hinh-va-ky-thuat-dem-song-elliott-kakata-2.png

    Rõ ràng không đủ dữ liệu để có một câu trả lời chính xác nhất. Nhưng nhìn độ dốc của con sóng giảm, ta có thể suy đoán nó là mô hình sóng đẩy (impulse). Từ đó ta sẽ có manh mối với những trường hợp sau:

    Nếu con sóng giảm là sóng 1, A hoặc 3, chúng ta sẽ kỳ vọng 1 con sóng điều chỉnh (sóng 2, B hoặc 4) kết thúc để tiếp tục xu hướng giảm.

    Nếu sóng giảm là sóng C, chúng ta kỳ vọng giá chuẩn bị đảo chiều, và con sóng tăng đó có thể là sóng 1 và nó tạo đỉnh mới.

    Nếu sóng giảm là sóng 5, chúng ta kỳ vọng giá đảo chiều với bộ mô hình sóng chỉnh tiếp theo a-b-c tạo thành con sóng chỉnh ở cấp độ lớn hơn.

    Như vậy, ở đây chúng ta có hai kịch bản một là đảo chiều hai là xu hướng tiếp tục giảm đúng không nào? Nhưng dù là kịch bản như thế nào thì trong thời gian ngắn sắp tới, giá vẫn phải tăng theo cấu trúc 3 sóng a-b-c.

    XU HƯỚNG HAY KHÔNG CÓ XU HƯỚNG #2 ?

    Bây giờ chúng ta tiếp tục với case study thứ hai. Theo anh em Kakata, đếm như thế này là tối ưu chưa: hiện tại có sóng 1,2,3 và đang tiếp diễn sóng 4.

    phan-tich-mo-hinh-va-ky-thuat-dem-song-elliott-kakata-3.png

    Nếu đếm như vậy thì sóng 4 hiện tại đang phạm vào sóng 1, tức là đây là sóng diagonal (sóng chéo) và khi 5 sóng này hình thành sẽ tạo thành sóng 1 lớn (hiếm hơn), sóng 5 lớn hoặc sóng A lớn.

    Nếu hình thành sóng chéo, thì sóng 4 sẽ ngắn hơn sóng 2 và sóng 5 sẽ ngắn hơn sóng 3. Do đó, với kịch bản này, giá có thể đã tạo xong sóng 4 và tiếp tục đi lên.

    Nhưng chúng ta còn một kịch bản khác như sau:

    phan-tich-mo-hinh-va-ky-thuat-dem-song-elliott-kakata-4.png

    Kịch bản đếm sóng này cũng có cấu trúc sóng 4 vi phạm vào sóng 1. Ở đây sóng 4 ngắn hơn sóng 2 và sóng 5 ngắn hơn sóng 3. Ta được một sóng chéo (diagonal) hình thành có thể là sóng 1 (hiếm hơn), sóng 5 lớn hoặc sóng A lớn.

    Nhưng mà dù là sóng gì thì sắp tới cũng sẽ là sóng điều chỉnh và dĩ nhiên giá sẽ giảm để tạo thành mô hình a-b-c tối thiểu chứ không tăng như kịch bản trên.

    Tôi xin kết thúc bài viết phân tích mô hình sóng tại đây. Hẹn anh em ở các bài viết khác nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục Nguyên lý sóng Elliott
     
    NGANNK thích bài này.
  2. Đang tải...


  3. NGANNK

    NGANNK Guest

    Còn một trường hợp nữa là sóng 4 theo dạng tam giác hội tụ. Em thấy Bác viết đếm sóng hơi độc lập, có một cách xác nhận là kết hợp với Fibo. Fibo với sóng là cặp bài trùng không nên tách rời Bác à.
     
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Sóng 4 dạng tam giác hội tụ đã chia sẻ ở bài viết kia rồi. Trong ví dụ này không có nên không đề cập.
     
  5. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Bác @NGANNK thấy mình viết chưa chuẩn, có thể làm một bài chia sẻ cùng anh em nhỉ ;)
     
  6. NGANNK

    NGANNK Guest

    Em vẫn thích các bài viết của Bác, bác Văn, và bác LinhChuppy , nên em đang đọc tất cả các bài viết về elliott trong page này. Chỉ là em góp thêm một góc nhìn mà em đang giao dịch hàng ngày thôi Bác. Khi có dịp em sẽ góp một vài bài chia sẻ của cá nhân em.
     
    NGANNK, via a mobile device, 5/11/19
    #5

Lượt bình luận : 4

Chia sẻ trang này