Phân tích case study theo nguyên lý sóng Elliott - sóng đẩy hay sóng điều chỉnh?

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 1/11/19.

Lượt xem : 3,126

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phan-tich-case-study-theo-nguyen-ly-song-elliott-song-day-hay-song-dieu-chinh-kakata.png

    Nguyên lý sóng Elliott luôn có một bộ quy tắc rõ ràng để quy định từng con sóng được đánh nhãn trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào giá cũng rõ ràng để nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định. Chỉ một câu chuyện xác định nó là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh thì cũng đã rất khó khăn chứ đừng nói đến việc khẳng định nó là loại sóng nào.


    Vấn đề này không cách nào có khắc phục tốt hơn bằng việc thực hành thật nhiều và nghiên cứu thật nhiều. Bài viết ngày hôm nay tôi sẽ đưa ra một case study để anh em mổ xẻ, phân tích và cho nhận định của mình . Qua đó, chúng ta biết phải làm như thế nào và xử lý tình huống như thế nào cho hợp lý nhất có thể.

    GIÁ SẼ ĐI ĐÂU TIẾP THEO ?

    Nhìn case study dưới đây, chúng ta tạm thời nhận xét được như sau:

    + Tháng 11 tạo một cái đỉnh khá cao, gần như là từ đó trở về sau giá đã đảo chiều thành giảm

    + Vào tháng 3, giá có vẻ kết thúc xu hướng giảm và quay đầu tăng nhẹ.

    Vấn đề bây giờ là xác định xem giá tăng hay giảm?

    phan-tich-case-study-theo-nguyen-ly-song-elliott-song-day-hay-song-dieu-chinh-kakata-1.png

    Chúng ta sẽ có những lý luận sau đây:

    + Nếu bạn xem đỉnh tháng 11 là sự kết thúc xu hướng đã tăng trong nhiều năm (bộ 5 sóng đẩy), thì dĩ nhiên đáy tháng 3 chưa phải là đáy thấp nhất và nó sẽ vẫn giảm để hoàn thành sóng chỉnh A-B-C.

    + Nếu bạn nghĩ tháng 11 chỉ là đỉnh tạm thời, thì đáy tháng 3 có lẽ là điểm kết thúc của bộ ba sóng chỉnh A-B-C.

    + Giả sử sóng A-B-C chưa xong mà nó hình thành sóng phức dạng Double Three chẳng hạn thì giá có thể sẽ tiếp tục giảm.

    Bây giờ chúng ta phóng to đồ thị này lên khung H1 nhé:

    phan-tich-case-study-theo-nguyen-ly-song-elliott-song-day-hay-song-dieu-chinh-kakata-2.png

    Khi phóng to đoạn cuối của, bạn đoán xem giá đang là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh? Theo quan điểm của tôi, nó không rõ ràng để xác định. Bây giờ thử đếm xem nó thế nào.

    phan-tich-case-study-theo-nguyen-ly-song-elliott-song-day-hay-song-dieu-chinh-kakata-3.png

    Trong trường hợp này thì chúng ta có hai cách đếm sóng hoặc đang là sóng 1-2-3 hoặc đang là sóng A-B-C. Vậy một câu hỏi đặt ra, nếu là sóng 1-2-3 thì tiếp theo giá sẽ đi lên theo xu hướng tăng để hoàn thành sóng 5. Nhưng nếu là sóng A-B-C thì chắc chắn giá sẽ đảo chiều giảm. Như vậy có hai kịch bản ngược chiều nhau, bạn sẽ giao dịch theo hướng nào?

    Rõ ràng, chúng ta cần thêm dữ liệu để xác nhận hướng đi tiếp theo của giá.

    Nhưng theo kinh nghiệm thì đây là mô hình 1-2-3, giá điều chỉnh chỉ là sóng 4 trước khi vào sóng 5. Đơn giản bởi vì giá tạo một cú false breakout tại đáy sóng 4 nhỏ, thể hiện sự từ chối giá giảm tiếp. Lý do thứ hai, con sóng giảm gần nhất chỉ có cấu trúc 3 sóng khá rõ ràng. Nếu là sóng 1 đảo chiều thì phải có 5 sóng. Do đó, nó sẽ nghiêng về sóng 4 nhiều hơn.

    Như vậy, chiến lược của tôi sẽ là mua tại thời điểm hiện tại và đặt mức dừng lỗ dưới mức sóng 1 lớn (vì nếu phá qua thì coi như phạm vi tắc sóng 4 không được phạm vào sóng 1).

    OK, thử xem kết quả nhé:

    phan-tich-case-study-theo-nguyen-ly-song-elliott-song-day-hay-song-dieu-chinh-kakata-4.png

    Thì ra không phải sóng A-B-C mà là 1-2-3, và giá tiếp tục tăng cho hết sóng 5.

    Chúng ta học được gì từ bài viết này. Tôi muốn tóm tắt lại những vấn đề sau đây:

    1. Luôn luôn có hai kịch bản ngược chiều nhau mà bạn bắt buộc phải nhìn ra. Nếu không rất có thể bạn sẽ bỏ sót trường hợp xảy ra trong thực tế.

    2. Đánh giá con sóng gần nhất để có cơ sở dự đoán kịch bản nào dễ xảy ra hơn.

    3. Giá đi đâu cũng không quan trọng, dù cho có mấy kịch bản thì cũng có thể xây dựng được điểm mua và cắt lỗ hợp lý.

    Tôi xin dừng bài viết tại đây. Anh em thấy hay thì cho 1 like nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục Nguyên lý sóng Elliott
     
    Cybertron and LinhChuppy like this.
  2. Đang tải...


  3. NGANNK

    NGANNK Guest

    Đợi hình của Bác
     
    NGANNK, via a mobile device, 1/11/19
    #2
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Sớm thế bác, mình vừa mới edit hình xong. Bác F5 lại nhé.
     
  5. NGANNK

    NGANNK Guest

    Còn 1 cách đếm ở thời gian đầu nữa, mà sóng 4 vẫn vi phạm vào vùng sóng 1 đó là cách đếm theo sóng chéo khởi đầu (tuy hiếm xảy ra)
     
    NGANNK, via a mobile device, 1/11/19
    #4
  6. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Case study phải trực quan sinh động = sóng hiện hành chứ anh :d
     
    Cybertron thích bài này.

Lượt bình luận : 4

Chia sẻ trang này