XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC TÍCH LŨY THEO PHƯƠNG PHÁP WYCKOFF

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Eagle Chứng Khoán, 19/6/24.

Lượt xem : 1,074

  1. Eagle Chứng Khoán

    Eagle Chứng Khoán Moderator

    Tham gia ngày:
    19/1/23
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    12
    Giới tính:
    Nam
    XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC TÍCH LŨY THEO PHƯƠNG PHÁP WYCKOFF

    Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu trúc tích lũy theo phương pháp Wyckoff. Tầm quan trọng trong việc xác định cấu trúc tích lũy sẽ giúp cho nhà giao dịch tìm thấy dấu chân của dòng tiền lớn trong phạm vi mà họ đã để lại những mô hình rõ ràng. Từ đó chúng ta có thể đi theo họ để tìm kiếm lợi nhuận.

    Mẫu Hình Các Phase Và Các Sự Kiện Diễn Ra Trong Giai Đoạn Tích lũy

    [​IMG]

    Ý nghĩa từng Phase trong cấu trúc tích lũy:

    Phase A: là giai đoạn đánh dấu sự chậm lại của xu hướng giảm trước đó. Lúc này, lực cung vẫn đang lớn hơn so với lực cầu. Tuy nhiên, lực cung đang dần suy yếu, cụ thể là có sự xuất hiện của PS và SC.

    Phase B: đây được xem là giai đoạn hình thành nên “nguyên nhân” trong quy luật nhân - quả của phương pháp Wyckoff. Tại đây, Smart Money trên thị trường bắt đầu tích lũy cổ phiếu với giá thấp để chờ đợi cho một xu hướng tăng mới. Quá trình tích lũy này có thể kéo dài trong thời gian khá lâu.

    Phase C: đây là giai đoạn Smart Money sẽ tiến hành làm một bài test mang tính chất quyết định (Spring), để đảm bảo rằng lượng cung trôi nổi trên thị trường không còn nhiều trước khi họ muốn đẩy giá lên.

    Phase D: đánh dấu thời điểm thị trường có khối lượng giao dịch và biến động lớn, bắt đầu hình thành một xu hướng tăng mới. Trong giai đoạn này thường xuất hiện các LPS và BU trước khi thoát khỏi vùng Trading Range, từ đó khiến thị trường đạt đến các mức giá cao hơn.

    Phase E: lúc này giá đã thoát ra khỏi vùng Trading Range một cách rõ ràng nhất, lực cầu cao hơn so với lực cung.


    Ý nghĩa của các sự kiện:

    PS (preliminary support – Điểm Hỗ Trợ Ban Đầu): biểu thị sự xuất hiện của một lượng mua đáng kể sau một đợt giảm giá dài hạn, báo hiệu có thể sắp kết thúc một xu hướng giảm. Tuy nhiên, lượng mua không đủ lớn để ngăn chặn giá tiếp tục đi xuống.

    SC (Selling Climax – Bán Cao Trào): tại thời điểm này, áp lực bán được đẩy lên đỉnh điểm. Thông thường, tại đây giá sẽ đóng cửa phía trên SC, phản ánh hành động bắt đầu mua vào của những thế lực lớn trên thị trường.

    AR (Automatic Rally – Hồi Phục Kỹ Thuật): áp lực bán đã giảm xuống đáng kể cộng với lực mua mới đã đẩy giá lên cao. Ở giai đoạn phục hồi này, mức giá cao nhất chính là đường biên trên của phạm vi giao dịch Trading Range trong giai đoạn tích lũy. Đường biên dưới chính là SC.

    ST (Secondary Test – Kiểm Tra Thứ Cấp): đây là thời điểm mà thị trường tiến hành test lại xem xu hướng giảm đã thực sự kết thúc hay chưa. Khi một đáy mới được hình thành, nghĩa là giá tiếp cận vùng hỗ trợ của SC và đi lên thì cho thấy khối lượng giao dịch và chênh lệch giá sẽ giảm đáng kể. Có thể xuất hiện một, hai hoặc nhiều ST sau một SC.

    Spring (Cú Bật): đây thường là cái bẫy do Smart Money tạo ra nhằm đánh lừa nhỏ lẻ, để họ tin rằng thị trường sẽ giảm xuống và bán cổ phiếu ra, nhờ đó mà Smart Money có thể mua vào ở mức giá rất thấp trước khi thị trường sẽ tăng giá lại. Trong giai đoạn tích lũy, Spring không phải là một yếu tố bắt buộc, nó có thể không xảy ra do vùng hỗ trợ SC có lực cản mạnh.

    Test (Kiểm Tra): lúc này Smart Money sẽ test lại nguồn cung trong suốt Trading Range hoặc tại các vị trí quan trọng của giai đoạn tăng giá. Nếu khi test nguồn cung tăng đáng kể thì chứng tỏ thị trường chưa sẵn sàng cho xu hướng tăng. Với mỗi lần test thành công, giá sẽ tạo đáy cao hơn và khối lượng giao dịch sẽ giảm.

    LPS (Last Point of Support – Điểm Hỗ Trợ Cuối Cùng): LPS sẽ xuất hiện khi thị trường bắt đầu đạt được khối lượng giao dịch và biến động giá lớn, giống như lấy đà để chuẩn bị bứt phá lên mức cao hơn. Trong giai đoạn tích lũy, có thể sẽ có nhiều hơn một điểm LPS.

    SOS (Sign of Strength – Dấu Hiệu Mạnh): giá sẽ bị phá vỡ ra khỏi phạm vi Trading Range khi khối lượng giao dịch và biến động giá ngày càng tăng. Thông thường, SOS sẽ xuất hiện sau một Spring, đây là cách để xác nhận lại hành vi của giá trước đó.

    BU (Back-up): sau khi giá tăng thoát ra khỏi vùng Trading Range, giá thường có hành động quay lại (BU) tạo cấu trúc tái tích lũy một lần nữa để chuẩn bị cho giai đoạn tăng giá tiếp theo.

    Ví Dụ Minh Họa Trên Đồ Thị

    [​IMG]
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này