10 hành vi tài chính sai lầm mà nhà đầu tư chứng khoán hay mắc phải (Phần 1)

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 30/4/19.

Lượt xem : 1,769

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    10-hanh-vi-tai-chinh-sai-lam-ma-nha-dau-tu-chung-khoan-hay-mac-phai-phan-1-1.png
    Đã nói đến hành vi là nói đến những hành động được lặp đi lặp lại theo quán tính mà con người ít khi kiểm soát được. Có khi họ biết trước kết quả không tốt khi thực hiện điều đó nhưng cuối cùng trong vô thức hành động đó vẫn được lặp lại dẫn đến một chuỗi sai lầm liên tiếp trên thị trường.

    Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với anh em những hành vi tài chính sai lầm mà nhà đầu tư chứng khoán hay mắc phải khiến cho tài khoản ngày càng hao hụt theo thời gian.

    1. XU HƯỚNG MỎ NEO

    Những ấn tượng ban đầu thường rất đậm nét, khắc sâu vào trong tâm trí mỗi người và dù sau này điều đó có thay đổi như thế nào thì chúng ta vẫn tự thuyết phục bản thân nhớ về những ấn tượng ngày xưa.

    Ví dụ như khi xưa anh em có một người bạn thân rất tốt và trong mắt bạn đó là con người hoàn hảo nhưng sau này họ thay đổi và trở nên xấu tính đi chăng nữa thì bạn sẽ có xu hướng không tin vào hiện thực mà tự thuyết phục bản thân rằng họ vẫn là người tốt như xưa.

    10-hanh-vi-tai-chinh-sai-lam-ma-nha-dau-tu-chung-khoan-hay-mac-phai-phan-1-2.png

    Đây gọi là xu hướng mỏ neo, một hành vi tâm lý của con người và điều này rất phổ biến mỗi khi nhà đầu tư giao dịch. Anh em mua cổ phiếu X vì tiềm năng phát triển tốt và đúng là giá có tăng thật mang lại cho bạn một khoản tiền lớn, đây là ấn tượng tốt ban đầu giống như người bạn thân kia.

    Sau đó, bạn tiếp tục tin tưởng vào X nhưng giá lại rớt và bạn quyết định giữ lại, không cắt lỗ bởi những ấn tượng tốt ban đầu kia. Khi đó bạn sẽ cố thuyết phục mình bằng những lý do với mục đích giữ lại và chờ giá phục hồi mặc dù điều này rất khó xảy ra.
    2. TÍNH TOÁN THEO CẢM TÍNH (MENTAL ACCOUNTING)

    Thuật ngữ này được Richard Thaler, một nhà kinh tế học người Mỹ đưa ra và hiện nay nó là một đề tài vẫn đang được nghiên cứu về tâm lý học hành vi con người.

    Để dễ hiểu tôi sẽ đưa ra ví dụ thế này: Có phải khi anh em chơi bài xì dách và dễ dàng kiếm được 5 triệu thì mọi người sẽ có xu hướng dùng tất cả 5 triệu này để chơi tiếp vì nó không phải tiền của mình có thua cũng chẳng sao.

    Hoặc việc quẹt thẻ tín dụng khi đi mua sắm sẽ tốn nhiều tiền hơn việc đưa tiền mặt bởi khi quẹt thẻ chúng ta không cảm nhận được số tiền thực sự mình phải trả và lơ là việc quản lý tiền mặt cũng như rủi ro gặp phải từ việc vung tay quá trán.

    10-hanh-vi-tai-chinh-sai-lam-ma-nha-dau-tu-chung-khoan-hay-mac-phai-phan-1-3.jpg

    Trong việc đầu tư cũng vậy khi có lãi hãy rút ra đừng để tiền trong tài khoản và chỉ duy trì số vốn ban đầu mình có để tránh dính phải bẫy của việc tính toán theo cảm tính.
    3. CHI PHÍ CHÌM (SUNK COSTS)

    Thêm một thuật ngữ nữa về Tài chính hành vi mà nhà đầu tư hay dính phải và hậu quả phải trả là rất lớn. Chi phí chìm có nghĩa là những chi phí bạn đã trả và không thể lấy lại được.

    Chắc chắn ai cũng từng đưa ra những quyết định sai lầm bởi chi phí chìm ảnh hưởng đến tâm lý con người. Ví dụ như bạn đặt một bữa tiệc tại nhà hàng và đã thanh toán không thể hoàn trả nhưng bất ngờ vào ngày đó bạn bị sốt cao, toàn thân mệt mỏi. Khi đó chúng ta sẽ giải quyết như thế nào?

    Có phải thường thì mọi người sẽ dùng chút sức lực còn lại ráng lết tới nhà hàng kia bởi tiếc số tiền vừa bỏ ra phải không? Hoặc đồ ăn đã có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn ráng ăn vì nghĩ bỏ đi thì phí quá nhưng nếu đó là của người khác cho thì bạn lại sẵn sàng vứt đi không thương tiếc.

    10-hanh-vi-tai-chinh-sai-lam-ma-nha-dau-tu-chung-khoan-hay-mac-phai-phan-1-4.jpg

    Trong giao dịch, hiện tượng này được giải thích trong trường hợp nhà đầu tư dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tính toán, phân tích về cổ phiếu nào đó và nhận thấy nó không tốt như mình nghĩ nhưng lại vẫn mua vào bởi tiếc cho công sức mình đã bỏ ra.

    Khi đó chúng ta chỉ nghĩ đến những đặc điểm tốt mà bỏ qua những cái xấu để thuyết phục bản thân chọn cổ phiếu đó.
    4. TỰ TIN THÁI QUÁ

    10-hanh-vi-tai-chinh-sai-lam-ma-nha-dau-tu-chung-khoan-hay-mac-phai-phan-1-5.png

    Ở một khía cạnh nào đó con người luôn cho rằng mình thông minh và có khả năng hơn thực tế những gì mà họ có. Chúng ta nghĩ rằng mình khác với những người xung quanh và dè bỉu chê bai người khác khi họ làm điều gì đó thất bại.

    Những câu như thế này thể hiện sự tự tin thái quá ví dụ như: "Gặp anh thì chuyện này đã xong lâu rồi", hay "Có mỗi chuyện đơn giản ấy mà cũng không làm được". Trên thị trường chứng khoán sự tự tin là tốt nhưng nếu để nó lấn áp cảm xúc của bản thân thì đó lại là điều tồi tệ.

    Khi đó nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng mình hơn mọi người, người đó chẳng có gì để học cả, bí kíp gì mà vớ vẩn thế sao áp dụng được...Đây là một sai lầm và muốn tránh mắc phải nó chúng ta hãy nghĩ rằng mình là lính mới, luôn sẵn sàng lắng nghe, học hỏi từ người khác và xem xét lại những sai lầm mắc phải.

    Trên đây là 4 trong số 10 hành vi tài chính mà nhà đầu tư chứng khoán hay mắc phải dẫn đến những thua lỗ đáng tiếc. Trong bài viết tới tôi sẽ trình bày nốt 6 hành vi còn lại, anh em nếu thấy hay hãy like và comment bên dưới về những gì chúng ta vừa thảo luận nhé.

    (Còn tiếp)

    Xem thêm:

    ->> Từ câu chuyện của Tư Mã Ý đến bí quyết đầu tư có 102 dành cho anh em
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này