Rất nhiều người đặt mục tiêu giao dịch nhưng mãi không thực hiện được. Nguyên nhân do đâu?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 19/4/19.

Lượt xem : 1,872

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    rat-nhieu-nguoi-dat-muc-tieu-giao-dich-nhung-mai-khong-thuc-hien-duoc-nguyen-nhan-do-dau-1.jpg

    Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao dịch là quan trọng như thế nào chắc anh em cũng đã rõ. Không chỉ giúp nhà đầu tư có lộ trình đi phù hợp mà nó còn giúp nhà đầu tư rèn luyện tính kỷ luật trong mỗi lần vào lệnh.


    Sự tuyệt vời của việc đặt mục tiêu là không phải bàn cãi và trên thực tế tôi thấy rất nhiều người làm được điều này nhưng tại sao họ mãi không thể hoàn thành được những gì mình đã đặt ra?

    Đây không phải điều xa lạ gì bởi xưa nay việc nói bao giờ cũng dễ hơn là làm, nhiều người nói rất to nhưng khi làm lại chẳng đâu ra đâu. Theo tôi, có 3 nguyên nhân chính khiến những mục tiêu cứ nằm mãi trong đầu chúng ta mà chẳng thể biến thành hiện thực.

    1. MỤC TIÊU MỚI CHỈ LÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU

    Việc có một mục tiêu để phấn đấu là rất tốt nhưng sẽ thật thiếu xót nếu như chúng ta không lên sẵn kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Nếu chỉ đặt mục tiêu xong bỏ đó, không chăm chút và có kế hoạch để hành động mỗi ngày thì đó chẳng khác nào mơ mộng hão huyền.

    Ví dụ như anh em đặt mục tiêu kiếm vài trăm củ một tháng nhờ chứng khoán chẳng hạn thì ít nhất phải xây dựng được cái bản kế hoạch hoàn chỉnh để thực hiện điều đó chứ tiền không tự rơi vào túi nếu như ta không hành động phải không?

    rat-nhieu-nguoi-dat-muc-tieu-giao-dich-nhung-mai-khong-thuc-hien-duoc-nguyen-nhan-do-dau-2.png

    Còn nếu như chỉ nói mà không làm thì ai chẳng nói được, ngay cả đứa con nít 3 tuổi cũng nói được ấy chứ. Không phải hồi bé ta đều mơ ước sau này sẽ trở thành bác sĩ, phi công hoặc kỹ sư nhưng có mấy đứa trẻ lớn lên hoàn thành được ước mơ đó.

    Còn một điều quan trọng không kém nữa đó là hãy đặt những mục tiêu thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nói vậy không có nghĩa là chê anh em không có khả năng hoàn thành những mục tiêu lớn lao mà mình chỉ muốn giúp mọi người tránh cảm giác chán nản dễ bỏ cuộc vì điều này quá sức với bản thân.
    2. BẠN ĐÃ THỰC SỰ NGHIÊM TÚC KHI HÀNH ĐỘNG CHƯA?

    Đây là lý do chính khiến mục tiêu của chúng ta mãi chẳng thành hiện thực. Khi đã có mục tiêu, có kế hoạch và cũng hành động nhưng lại làm theo cách hời hợt, làm cho xong chuyện thì làm sao ước mơ đó trở thành hiện thực được.

    Hoặc do anh em nghĩ rằng mục tiêu này quá nhỏ bé và chẳng cần phải nỗ lực gì nhiều cũng có thể làm xong và thế là mãi chẳng thấy thành quả, sự tiến bộ ở đâu cả.


    rat-nhieu-nguoi-dat-muc-tieu-giao-dich-nhung-mai-khong-thuc-hien-duoc-nguyen-nhan-do-dau-3.png

    Nếu như ở trên tôi đã nói không nên đặt ra những mục tiêu quá lớn và có phần ảo tưởng ví dụ như trở thành Warren Buffett thứ hai chẳng hạn thì việc đặt ra những mục tiêu quá nhỏ bé cũng là điều không nên.

    Nói chung phải có sự hài hòa, những điều vừa sức nhưng vẫn cần sự nỗ lực để hoàn thành. Trước khi đặt ra thử thách nào cho bản thân hãy suy nghĩ kĩ đâu là điều quan trọng và bạn đã sẵn sàng để làm điều đó hay chưa.

    Nếu câu trả lời là có thì hãy nỗ lực hết mình, cố gắng từng ngày để đạt được điều mình mong muốn, quá trình này sẽ càng ngọt ngào hơn khi bạn hoàn thành những điều mà 1 năm về trước tưởng chừng mình không thể vượt qua được.
    3. KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

    rat-nhieu-nguoi-dat-muc-tieu-giao-dich-nhung-mai-khong-thuc-hien-duoc-nguyen-nhan-do-dau-4.jpg

    Nguyên nhân tiếp theo tôi muốn chia sẻ với anh em đó là việc thiếu sự quan tâm đến quá trình thực hiện kế hoạch. Đôi khi chỉ một sai lầm nhỏ thôi cũng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng khiến bao công sức đổ sông đổ biển.

    Giống như việc bảo quản trái cây vậy, chỉ cần mất tập trung và để lọt một trái hư vào giữa hàng nghìn trái đang chờ bảo quản thôi là hậu quả sẽ kinh khủng như thế nào.

    Muốn hoàn thành mục tiêu không thể thiếu đi sự tập trung và theo dõi sát sao tiến trình hoạt động xem mình đã hoàn thành những bước nào rồi, có điều gì sai sót hay bỏ quên chưa làm không?

    Nếu được, tốt nhất hay ghi lại quá trình này và đọc lại để biết mình vẫn đang đi đúng hướng, có thể không cần nhanh nhưng nhớ đừng bao giờ dừng lại, thà chậm mà chắc tiến từng bước đến mục tiêu của bạn.

    Và khi đã đạt được điều mình mong muốn hãy đặt một mục tiêu lớn hơn và hoàn thành nó như cách bạn đã làm với mục tiêu ban đầu. Cứ như vậy, chẳng mấy chốc cái điều ước tưởng chừng viển vông, cái điều bạn nghĩ rằng chẳng bao giờ dám mơ tới lại gần bản thân mình hơn bao giờ hết.

    Xem thêm:

    ->> Trắc nghiệm tâm lý MBTI. Bài test giúp nhà đầu tư xác định được tính cách của mình (Phần 4)
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này