Bài 06: Cách đọc bảng giá chứng khoán dành cho nhà đầu tư mới

Thảo luận trong 'Lớp học căn bản' bắt đầu bởi Admin, 5/11/18.

Lượt xem : 3,982

  1. Admin

    Admin Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    21/6/16
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    18
    cach-doc-bang-gia-chung-khoan-danh-cho-nha-dau-tu-moi-1.jpg
    Với những ai mới vào nghề, bảng giá chứng khoán là điều gì đò rất thu hút bởi màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng chạy liên tục trên bảng điện. Đây là một trong những điều cơ bản nhất trong chứng khoán. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài 6: cách đọc bảng giá chứng khoán dành cho nhà đầu tư mới.

    Bảng giá chứng khoán có nhiều loại tùy thuộc vào mỗi công ty chứng khoán, sở giao dịch với giao diện khác nhau. Nhưng về cơ bản thì tương tự nhau. Bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn bảng giá chứng khoán của công ty VNDirect.

    Đường link để truy cập vào bảng giá chứng khoán của VNDirect, các bạn click vào ĐÂY

    Bảng giá chứng khoán sẽ trông như thế này:

    cach-doc-bang-gia-chung-khoan-danh-cho-nha-dau-tu-moi-2.png

    CÁC THÔNG TIN CẦN CHÚ Ý TRÊN BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN

    + Với hàng ngang trên cùng ta muốn đầu tư cổ phiếu của sàn nào thì có các sàn đó. Có 3 sàn là HOSE (Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM), HNX (Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội) và UPCOM. Ngoài ra ta còn có thể lựa chọn cổ phiếu theo ngành. Với những ai đầu tư chứng khoán phái sinh ta có bảng giá phái sinh để lựa chọn.

    + Mã CK: Đây là cột mã chứng khoán thường có 3 ký tự là tên viết tắt của các công ty chứng khoán. Tên công ty sẽ hiện ra khi ta rê chuột vào mã đó.

    + TC: Đây là cột thể hiện mức giá tham chiếu của chứng khoán trong ngày hôm đó.

    + Trần: Đây là cột giá trần có màu hồng tím là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán hoặc mua cổ phiếu.

    + Sàn: Đây là cột giá sàn màu xanh da trời là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán hoặc mua cổ phiếu.

    + Bên Mua: Đây là cột giá mà ta đặt lệnh để mua cổ phiếu. Tính từ trái qua phải là 3 mức giá đặt mua cao nhất cùng một thời điểm tương ứng với 3 khối lượng đặt mua tại các mức giá đó

    + Bên Bán: Đây là cột giá mà ta đặt lệnh để bán cổ phiếu. Tính từ phải qua trái là 3 mức giá đặt bán thấp nhất cùng một thời điểm tương ứng với 3 khối lượng đặt bán tại các mức giá đó

    + Khớp lệnh: Đây là cột cho biết mức giá đồng thuận giữa bên mua và bên bán và khối lượng chứng khoán được giao dịch tại mức giá này

    + Thay đổi: Thể hiện khoảng chênh lệch giữa mức giá khớp lệnh và giá tham chiếu.

    THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC PHIÊN

    Đối với Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (Sàn HOSE) có 3 phiên giao dịch:

    + Phiên mở cửa hay còn gọi là phiên ATO: 9h->9h15

    + Phiên khớp lệnh liên tục: 9h15->11h30 và 13h->14h30. Trong phiên này có nghỉ trưa từ 11h31->12h59

    + Phiên đóng cửa hay còn gọi là ATC: 14h30->14h45

    CÔNG THỨC TÍNH GIÁ SÀN VÀ GIÁ TRẦN

    Đối với trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM:

    + Giá trần = Giá tham chiếu + (7% * Giá tham chiếu)

    + Giá sàn = Giá tham chiếu - (7% * Giá tham chiếu)

    Đối với trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội:

    + Giá trần = Giá tham chiếu + (10% * Giá tham chiếu)

    + Giá sàn = Giá tham chiếu – (10% * Giá tham chiếu)

    Ví dụ: Trên sàn HOSE mã chứng khoán B mức giá tham chiếu là

    50.0 (50.000 đồng/cổ phiếu). Ta tính được:

    + Giá trần = 50.0 + (7% * 50.0) = 53.5

    + Giá sàn = 50.0 - (7% * 50.0) = 46.5

    Điều này cho thấy ta chỉ được đặt lệnh mua, bán cổ phiểu từ 46.500 -> 53.500 đồng/ cổ phiếu.

    Trên bảng điện còn có 2 màu là đỏ và xanh lá. Khi giá cao hơn giá sàn và thấp hơn giá tham chiếu thì sẽ có màu đỏ. Còn khi giá chưa phải giá trần mà cao hơn giá tham chiếu thì sẽ có màu xanh lá.

    KHỚP LỆNH VÀ CÁCH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

    Trong chứng khoán, "lô" là khối lượng mua và bán. Trên sàn HOSE, 10 cổ phiếu tương đương với 1 "lô".

    Ví dụ: Mã chứng khoán X của sàn HOSE có khối lượng khớp lệnh là 150,000 lô tương đương 1,500,000 cổ phiếu.

    Khớp lệnh sẽ xảy ra khi mức giá mua từ cao đến thấp khớp với mức giá bán từ thấp đến cao.

    Ví dụ: Mã chứng khoán A có 3 mức giá mua là 52 (500 cp) - 50 (3000 cp) - 49 (3000 cp)
    cùng 3 mức giá bán 48 (500 cp) - 49 (4000 cp) - 50 (1000 cp) thì khi khớp lệnh giá của A sẽ là 50 (3000cp) và 2000 cổ phiếu dư mua mức 49 và 1000 cổ phiếu dư bán mức 50.

    Trên bảng điện chứng khoán còn một cột rất đáng chú ý là ĐTNN nghĩa là khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua hoặc bán.

    Trên đây là một số thông tin cần thiết để đọc được bảng giá chứng khoán mà tôi đã chia sẻ. Bảng giá chứng khoán là công cụ rất hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn giao dịch chứng khoán.

    Trước khi kết thúc bài viết này, tôi sẽ lược qua 1 số tính năng bằng hình ảnh để nhà đầu tư dễ hiểu:

    cach-doc-bang-gia-chung-khoan-danh-cho-nha-dau-tu-moi-3.png

    cach-doc-bang-gia-chung-khoan-danh-cho-nha-dau-tu-moi-4.png

    cach-doc-bang-gia-chung-khoan-danh-cho-nha-dau-tu-moi-5.png


    Hy vọng qua bài viết này anh em có thể hiểu được những con số và chức năng cụ thể của nó để giao dịch một cách hiệu quả nhất. Chúc anh em thành công!

    Xem thêm:

    >> Lớp học căn bản đầu tư chứng khoán
     
    Anh thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này