Bài 04: Những quy định giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Lớp học căn bản' bắt đầu bởi Admin, 3/11/18.

Lượt xem : 4,237

  1. Admin

    Admin Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    21/6/16
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    18
    nhung-quy-dinh-giao-dich-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-1.jpg

    Khi tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta đều phải tuân thủ theo những nội quy và quy định liên quan đến lĩnh vực đó, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán, nơi được kiểm soát chặt chẽ bởi những điều khoản của luật pháp. Nhờ vậy, những người tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam mới được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình như quyền sở hữu cổ phiếu, quyền mua bán, sang nhượng tự do, quyền trao đổi thông tin,...

    Do đó, trong bài học ngày hôm nay, tôi sẽ trình bày với các bạn một số quy định mà nhà đầu tư cần phải nắm khi giao dịch trên thị trường chứng khoán.

    Khi học xong bài này, nhà đầu tư có thể:

    1. Hiểu được các quy định của các Sở giao dịch để đầu tư cho hiệu quả

    2. Nắm được các loại lệnh và sử dụng cho hợp lý.

    3. Phân bổ thời gian, và tìm kiếm cơ hội giao dịch dựa phù hợp dựa trên những quy định trên.

    THỜI GIAN GIAO DỊCH Ở CÁC SÀN

    nhung-quy-dinh-giao-dich-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-2.png

    Với 3 sàn giao dịch, chúng ta sẽ có 3 khung thời gian giao dịch khác nhau. Cụ thể:

    1. Sàn HOSE:

    + 9h - 9h15: phiên khớp lệnh định kỳ - phiên xác định giá mở cửa
    + 9h15 - 11h30: phiên khớp lệnh liên tục
    + 11h30 - 13h: nghỉ trưa
    + 13h - 14h30: phiên khớp lệnh liên tục
    + 14h30 - 14h45: phiên khớp lệnh định kỳ - phiên xác định giá đóng cửa

    2. Sàn HNX:

    + 9h - 11h30: phiên khớp lệnh liên tục
    + 11h30 - 13h: nghỉ trưa
    + 13h - 14h30: phiên khớp lệnh liên tục
    + 14h30 - 14h45: phiên khớp lệnh định kỳ - phiên xác định giá đóng cửa

    3. Sàn UPCoM:

    + 9h - 11h30: phiên khớp lệnh liên tục
    + 11h30 - 13h: nghỉ trưa
    + 13h - 14h45: phiên khớp lệnh liên tục

    Các loại lệnh (LO, ATO, ATC,...) tôi sẽ nói ở bài 05.

    PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH

    1. Phương thức khớp lệnh gồm hai loại:

    + Khớp lệnh định kỳ: thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh ua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.

    + Khớp lệnh liên tục: thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

    2. Phương thức thỏa thuận là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về khối lượng và giá giao dịch.

    NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN

    Khi tham gia giao dịch trên thị trường, hệ thống sẽ ưu tiên lệnh về giá trước sau đó mới ưu tiên lệnh về thời gian, cụ thể:

    1. Ưu tiên về giá

    Ví dụ: Tôi đặt mua cổ phiếu ABC với giá 26.000 đ, bạn đặt mua cổ phiếu ABC với giá 26.500 đ. Thì hệ thống sẽ ưu tiên khớp lệnh cho bạn với người bán trước với giá 26.500 đ. Sau khi bạn đã mua xong, thì hệ thống mới khớp đến lệnh 26.000 đ của tôi.

    2. Ưu tiên về thời gian

    Ưu tiên về thời gian đơn giản là hai người cùng đặt mua hoặc bán 1 mức giá thì người nào đặt trước thi sẽ được khớp lệnh trước.

    ĐƠN VỊ GIAO DỊCH

    nhung-quy-dinh-giao-dich-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-3.png

    Ở đây chúng ta hiểu rằng:

    Trên sàn HOSE, nhà đầu tư phải mua theo lô, 1 lô = 10 CP, tức là tối thiểu là mua 10 cổ phiếu / lần hoặc bội số của 10 (20, 30, 40,...). Không được phép mua lẻ như 11 CP, 12 CP,...

    Ví dụ: tôi muốn mua cổ phiếu HPG, thì một lần tôi sẽ mua 10 CP, hoặc 20, 30, 40 CP. Tôi không thể đặt lệnh mua 22 CP HPG được.

    Tương tự trên sàn HNX và UPCoM, nhà đầu tư mua tối thiểu là 100 CP/ lần hoặc 200, 300, 400 CP. Không được phép mua lẻ 101 CP, 130 CP...

    ĐƠN VỊ YẾT GIÁ - BƯỚC GIÁ

    1. Đối với giao dịch khớp lệnh:

    nhung-quy-dinh-giao-dich-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-4.png

    Đơn vị yết giá tức là một lần giá cổ phiếu nhảy lên nhảy xuống là bao nhiêu.

    + Đối với cổ phiếu trên sàn HOSE thì quy định khá chi tiết:

    Cổ phiếu có giá 10.000 đ thì 1 lần sẽ nhảy 10 đ.
    Cổ phiếu có giá từ 10.000 đ đến 49.950 đ thì 1 lần sẽ nhảy 50 đ.
    Cổ phiếu có từ 50.000 đ thì 1 lần sẽ nhảy 100 đ.

    Ví dụ: cổ phiếu HPG có giá hiện tại là 40.000 đ, tức là trong khoảng giá 10.000 - 49.950 đ, như vậy mỗi lần giá nhảy, nó sẽ nhảy 50 đ.

    + Đối với cổ phiếu trên sàn HNX và UPCoM thì chỉ quy định 1 lần nhảy giá là 100 đ bất kể cổ phiếu có giá bao nhiêu.

    2. Đối với giao dịch thỏa thuận thì không quy định.

    GIÁ THAM CHIẾU

    Gía tham chiếu là mức giá dùng để tính giá trần - giá sàn ngày hôm đó (2 loại giá này tôi sẽ nói ở phần sau).

    Với sàn HOSE và sàn HNX, giá tham chiếu hôm nay là giá đóng cửa của ngày hôm trước.

    Ví dụ ngày thứ 6 02/11/2018, giá đóng cửa của cổ phiếu REE là 32.000 đ, thì giá tham chiếu cho ngày thứ 2 05/11/2018 sẽ là 32.000 đ.

    Với sàn UPCoM, giá tham chiếu hôm nay là bình quân gia quyền các giá thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước.

    Trường hợp cổ phiếu mới niêm yết thì trong ngày đầu tiên giao dịch thì sẽ tham chiếu sẽ được tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn đề xuất và Sở giao dịch chứng khoán phê duyệt.

    BIÊN ĐỘ GIÁ - GIÁ TRẦN - GIÁ SÀN

    Biên độ giá là biên độ mà giá được phép dap động (tăng lên, giảm xuống) trong ngày hôm đó. Biên độ giá được xác định bởi giá trần và giá sàn với được theo tỷ lệ % như sau:

    nhung-quy-dinh-giao-dich-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-5.png

    Đối với sàn HOSE, biên độ trần sàn sẽ là 7%. Tức là chúng ta lấy giá tham chiếu (đã trình bày ở phần trước) cộng thêm 7% sẽ được giá trần. Lấy giá tham chiếu trừ đi 7% sẽ được giá sàn. Và ngày hôm đó, giá chỉ được dao động trong khoảng giá trần và sàn đó thôi.

    Ví dụ: Cổ phiếu REE đóng cửa ngày 01/11/2018 là 30.900 đ. Như vậy giá tham chiếu cho ngày 02/11/2018 cũng là 30.900 đ, chúng ta lấy giá này để tính trần sàn.

    Giá trần sẽ là 30.900 + 7% x 30.900 = 60.000 đ

    Giá sàn 30.900 - 7% x 30.900 = 52.200

    Như vậy, trong ngày 02/11/2018, dù bạn có giao dịch như thế nào, thì giá của REE cũng chỉ nằm trong khoảng 52.200 - 60.000 đ.

    Đối với cổ phiếu giao dịch ngày đầu tiên mới lên sàn, biên độ sẽ được quy định như sau:

    nhung-quy-dinh-giao-dich-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-6.png

    GIÁ THAM CHIẾU ĐẶC BIỆT

    Sẽ có lúc doanh nghiệp có một sự kiện gì đó đặc biệt, giá tham chiếu sẽ được tính toán lại chứ không như bình thường nữa.

    + Trường hợp doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền

    Giá tham chiếu = giá đóng cửa - tiền cổ tức được nhận

    + Trường hợp doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm

    Giá tham chiếu = Tổng số tiền mua / tổng số cổ phiếu được nhận

    Ví dụ: cổ phiếu HPG trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 30% (tương ứng 3.000 đ/CP). Giá tham chiếu cho ngày hôm đó là 41.000 đ. Như vậy giá tham chiếu điều chỉnh sẽ là 41.000 - 3.000 = 38.000 đ.

    Từ giá tham chiếu điều chỉnh 38.000 chúng ta sẽ tính cho giá trần sàn ngày hôm sau chứ không còn sử dụng giá 41.000 đ nữa.

    Do đó, một số nhà đầu tư thắc mắc tại sao có vừa mới chia cổ tức thì giá lại sụt giảm như vậy. Thì trên đây là lý do tại sao giá lại điều chỉnh giảm.
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này