Bỏ việc tập trung vào giao dịch để kiếm sống? Không đơn giản như vậy đâu

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 22/11/19.

Lượt xem : 2,442

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    bo-viec-tap-trung-vao-giao-dich-de-kiem-song-khong-don-gian-nhu-vay-dau-kakata1.png

    Mục đích chính của việc giao dịch đó là kiếm tiền, có thể đối với một số người thì nó còn mang ý nghĩa khác nhưng suy cho cùng thì hết tiền - hết cuộc chơi.


    Với những anh em chọn đầu tư chứng khoán làm nghề tay trái thì có thể thoải mái hơn chút, họ kiếm được nhiều tiền từ công việc khác, tối rảnh rỗi nghiên cứu vào con hàng tiềm năng nếu thành công thì tốt không thì cũng chẳng sao, sáng mai lại dậy đi làm tiếp.

    Nhưng đối với những ai coi việc giao dịch là công việc chính để duy trì cuộc sống lại là chuyện khác, áp lực dành cho họ là rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những nổi khổ sẽ gặp phải khi trading for living mà chỉ nhìn về những mặt bên ngoài như thoải mái thời gian, không bị áp lực nơi công sở, tự chủ tài chính...

    Đáng tiếc thực tế lại không tươi sáng được như vậy, đây không phải công việc màu hồng mà chính những gì tôi sắp chia sẻ dưới đây mới là thực tế mà anh em phải đối mặt khi muốn giao dịch toàn thời gian để kiếm sống.

    1. Đừng nghĩ việc giao dịch full time sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực, thực tế nó còn áp lực gấp nhiều lần so với những công việc khác vì thu nhập không ổn định. Có tháng bạn sẽ kiếm được rất nhiều và tự hỏi sao mình không quyết định việc này sớm hơn nhưng chỉ một thời gian sau bạn sẽ đau đầu bởi những tờ hóa đơn.

    2. Bạn sẽ phải làm mọi việc mà không thể nhờ ai giúp đỡ. Không có chiến lược nào giống nhau hoàn toàn, cách phân tích cũng như nghiên cứu, theo dõi cũng hoàn toàn khác nhau.

    bo-viec-tap-trung-vao-giao-dich-de-kiem-song-khong-don-gian-nhu-vay-dau-kakata2.jpg

    3. Giao dịch sẽ cho kết quả tốt hơn nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn thấp,
    không vướng bận chuyện vợ con và đặc biệt là không nợ nần. Cái này đặc biệt đúng đối với nhà đầu tư Việt, cái này chắc nhiều anh em hiểu được. :(:(

    4. Nếu bạn có người thân hoặc vợ chồng cùng làm trong lĩnh vực này thì có lẽ áp lực sẽ giảm đi mỗi khi vào lệnh.

    5. Giao dịch là công việc bấp bênh, giống như việc thị trường chẳng bao giờ đi lên mãi vậy vì thế hãy sẵn sàng đối mặt với việc thua lỗ thường xuyên.

    6. Không phải ai cũng có khả năng trading for living dù họ rất giỏi, hãy nhớ rằng rất nhiều triệu phú trên Thế giới có khoảng 5 nguồn thu nhập khác nhau phục vụ cho mục đích giao dịch của mình.

    7. Nếu bạn chỉ mới vào nghề được một thời gian ngắn và dành được chút thành tựu đừng vội chuyển sang trading for living, bạn sẽ phải hối tiếc đấy.

    bo-viec-tap-trung-vao-giao-dich-de-kiem-song-khong-don-gian-nhu-vay-dau-kakata3.png

    8. Vốn là yếu tố cực kì quan trọng
    quyết định việc bạn có đủ khả năng để kiếm sống nhờ giao dịch hay không. Ví dụ 1 năm bạn cần 10.000 USD để tồn tại thì hãy chuẩn bị khoảng 100.000 USD nếu muốn giao dịch full time.

    Đầu tư chứng khoán là việc đòi hỏi nhiều vốn, tính kỷ luật và tâm lý ổn định để đối mặt với những thua lỗ từ thị trường. Nếu không có những điều trên bạn rất dễ rơi vào vòng xoáy thất bại. Trading for living là cụm từ ai cũng mơ ước đạt được tuy nhiên không phải cứ thế mù quáng bỏ tất cả để thực hiện ước mơ ấy.

    Khi chưa sẵn sàng hoặc còn nhiều băn khoăn tốt nhất hãy coi việc giao dịch như một nghề tay trái, kiếm tiền từ công việc khác và hoàn thiện những kỹ năng phân tích để có thể chuyển đổi sang full time. Còn nếu bạn đã sẵn sàng để trading for living thì chúc mừng, đây là con đường tuyệt vời mà ai cũng hướng đến, hãy cố gắng để thành công trên con đường phía trước nhé.

    Trên đây là một số chia sẻ của tôi về vấn đề này, anh em muốn bổ sung thêm những khó khăn gì từ việc chuyển đổi này hãy comment bên dưới nhé. Chắc chắn những chia sẻ từ phía anh em sẽ là kinh nghiệm quý giá dành cho những ai đang có ý định trading for living.

    Xem thêm:

    ->> Tổng hợp 17 nguyên tắc quản lý vốn hiệu quả của Dave Landry
     
    NGANNK thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này