Câu chuyện về người con trai có cha là tỷ phú nhưng phải sống cuộc sống như một người vô gia cư

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 15/9/19.

Lượt xem : 1,796

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    cau-chuyen-ve-nguoi-con-trai-co-cha-la-ty-phu-nhung-phai-song-cuoc-song-nhu-mot-nguoi-vo-gia-cu.jpg

    Ngoài lĩnh vực đầu tư cho bản thân thì việc đầu tư cho con cái cũng là điều hết sức quan trọng. Ai cũng muốn con mình sau này sẽ có cuộc sống tốt hơn hiện tại hoặc chí ít là phải biết quản lý cơ ngơi do cha mẹ để lại.


    Nhiều người nghĩ sống trong gia đình giàu có thì làm gì biết đến việc phải lo cho từng bữa ăn là khổ như thế nào, hay mọi người thường nói sinh ra đã tại vạch đích rồi, chẳng cần cố gắng gì cũng thành công nhưng theo tôi không phải vậy.

    Cách những tỷ phú dạy con thậm chí còn khắc nghiệt hơn rất nhiều so với những bậc cha mẹ bình thường và nếu anh em chưa từng nghĩ đến việc sau này sẽ dạy con như thế nào thì hãy đọc bài viết dưới đây.

    Nhìn vị tỷ phú người Ấn Độ Savji Dholakia đã giáo dục những người con của mình thật sự đáng ngưỡng mộ và học tập, đúng là cách giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của đứa trẻ sau này.

    GIA TỘC DHOLAKIA VÀ CUỘC SỐNG ĐẾ VƯƠNG

    Tại Ấn Độ nhắc đến gia tộc Dholakia không ai không biết bởi sự giàu có của mình nhờ việc sản xuất và xuất khẩu kim cương. Tuy nhiên điều đáng nói đó là trải qua bao nhiêu thế hệ sau nhưng gia tộc này vẫn giữ được truyền thống giàu có của mình và thậm chí ngày một phát triển hơn.

    Điều này rất khó xảy ra bởi thay vì "cha truyền con nối" thì việc "cha làm con phá" xảy ra thường xuyên hơn nhưng đối với gia tộc Ấn Độ kia lại không như vậy. Nhiều người thắc mắc tại sao họ lại có thể duy trì cơ ngơi mà tổ tiên để lại lâu đến như vậy, cứ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác và sự giàu có ngày một tăng lên?

    cau-chuyen-ve-nguoi-con-trai-co-cha-la-ty-phu-nhung-phai-song-cuoc-song-nhu-mot-nguoi-vo-gia-cu.jpg
    Câu trả lời mới đây đã được bật mí bởi Savji Dholakia, tỷ phú kim cương và là người đang tiếp quản khối tài sản khổng lồ mà gia đình để lại, vị tỷ phú 57 tuổi đã chia sẻ như sau: "Gia tộc Dholakia có một thử thách đặc biệt dành cho con cái của họ đó là ở một độ tuổi nhất định, những đứa con phải từ bỏ cuộc sống giàu sang, ra khỏi nhà và tự nuôi sống bản thân mà không có bất cứ sự trợ giúp gì từ phía gia đình".

    Điều này được thực hiện rất nghiêm ngặt và dường như không có ngoại lệ nào vì vậy khối tài sản khổng lồ của gia tộc mới có thể được bảo vệ và phát triển cho đến tận ngày hôm nay.

    Đúng là suy nghĩ của một tỷ phú, ông hiểu rằng dù có giàu có đến mấy nhưng nếu không được giáo dục đàng hoàng thì những đứa con của mình sẽ chỉ biết hưởng thụ, không biết quý giá trị của đồng tiền và sớm muộn gì mọi thứ cũng tiêu tan.
    TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI CON TRAI KHI PHẢI QUA THỬ THÁCH "GIẢ NGHÈO"

    "Trước khi đi ông ấy (Savji Dholakia) chỉ cho tôi 3 bộ quần áo và $100 đề phòng trường hợp khẩn cấp và thế là hết, tôi bắt đầu cuộc sống của một người vô gia cư." Đó là những chia sẻ đầu tiên của Dravya Dholakia khi mới 21 tuổi và vừa trở về từ Mỹ để du học.

    "Ba điều kiện mà cha tôi nói làm tôi nhớ mãi, thực sự đây là những điều ác mộng đối với một cậu thiếu niên mới lớn như tôi.

    + Điều đầu tiên đó là hãy làm việc để kiếm tiền nhưng không được làm cố định tại một nơi nào đó mà cứ sau 1 tuần phải đổi chỗ mới

    + Điều thứ hai đó là không được nói ra thân phận của mình

    + Điều cuối cùng đó là không sử dụng điện thoại di động trong suốt thời gian thử thách."

    cau-chuyen-ve-nguoi-con-trai-co-cha-la-ty-phu-nhung-phai-song-cuoc-song-nhu-mot-nguoi-vo-gia-cu.jpg
    Từ một công tử giàu có, Dravya phải làm đủ mọi cách để kiếm miếng ăn qua ngày.

    Mặc dù đã lường trước được những khó khăn mình phải đối mặt nhưng Dravya không ngờ được nó lại lớn đến như vậy, trong một tuần đầu tiên cậu ấy không kiếm được bất cứ công việc nào và phải sống vật vờ như một bóng ma.

    Phải chuyển đến thành phố Kochi, nơi mà mình chưa từng đặt chân đến để sống với những người xa lạ đó thực sự là một trải nghiệm khó khăn, đi đến đâu xin việc cũng nhận được cái lắc đầu từ chối và số tiền trong túi ngày một ít dần.

    "Chỉ trong vòng 7 ngày, đã có đến 60 nơi từ chối, mặc dù tôi có bằng MBA khi vừa đi du học từ Mỹ về. Tôi nhận ra sách vở, kiến thức chỉ là một phần và đây mới là Thế giới mình phải đối mặt, nơi mà bằng cấp hay kiến thức không quan trọng bằng kỹ năng thực tế có được".

    May mắn thay Dravya đã được một ông chủ tiệm bánh nhận vì dáng vẻ đáng thương của mình, cậu kiếm được một công việc sau 60 lần thất bại, tìm được một chỗ ở với giá $4/ngày và điều này làm cậu mệt mỏi.

    Một tuần sau Dravya phải chuyển nơi làm như những gì đã hứa với cha mình, cậu làm ở một tổng đài điện thoại, sau đó là tiệm đánh giày, nhân viên phục vụ quán ăn. Mặc dù làm việc quần quật cả ngày nhưng Dravya chỉ nhận được $60/tháng nhờ những công việc trên còn thời gian rảnh cậu phải kiếm thêm việc khác để trang trải cho cuộc sống.

    cau-chuyen-ve-nguoi-con-trai-co-cha-la-ty-phu-nhung-phai-song-cuoc-song-nhu-mot-nguoi-vo-gia-cu.jpg
    Nhân viên phục vụ, đánh giày, bán hàng...không công việc nào cậu từ chối bởi kiếm được một công việc thật sự rất khó khăn.

    Sau này nghĩ lại, Dravya vẫn chưa hết cảm xúc khi nghĩ đến quang thời gian đó: "Thực sự là những ngày khó khăn, tôi phải làm việc cả ngày nhưng không được bao nhiêu, điều này giúp tôi hiểu ra giá trị của việc kiếm được một công việc tốt.

    Tôi phần nào hiểu được nỗi khổ của những người dân nghèo, cứ thức dậy phải lo nghĩ đến việc trả tiền thuê phòng và tiền ăn mỗi bữa cũng là nỗi lo thường trực trong đầu. Chuyện đổi việc liên tục khiến tôi mệt mỏi nhưng ngược lại nó giúp tôi phản ứng nhanh hơn, thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh khó khăn mà tôi phải đối mặt."


    Không cần sách vở hay kiến thức nào khác, cứ đẩy chúng ra khỏi vùng an toàn và cho chúng tự trải nghiệm cuộc sống bên ngoài, đó là cách dạy con hay nhất mà gia tộc Dholakia đã để lại.

    Đây cũng chính là cách để gia tộc này duy trì sự giàu có dù trải qua bao nhiêu thế hệ sau, chính những ngày tháng khổ cực, đi kiếm ăn từng ngày trong thử thách kia đã giúp những thành viên trong gia đình hiểu được giá trị đồng tiền và sự cực khổ để kiếm ra chúng.

    Ngoài ra, sau mỗi lần bị đẩy ra đường kia, mạnh mẽ tìm cách giải quyết trước những áp lực và thử thách là điều cuộc sống bên ngoài đã dạy cho họ. Một cách dạy con thật hay phải không anh em?

    Xem thêm:

    ->> Nắm được quy tắc này, bạn đã nắm được 80% cơ hội chiến thắng trong mỗi lần vào lệnh
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này