Chủ đề giao dịch theo xu hướng - Cơ bản về xu hướng

Thảo luận trong 'Lớp học CMT - Chartered Market Technician' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 14/12/19.

Lượt xem : 2,575

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata.jpg

    Giao dịch theo xu hướng đã và đang ngự trị trong phương pháp của hầu hết các nhà giao dịch trong nhiều thập kỷ qua với vô số cuốn sách đã được viết ra thể hiện những ưu điểm và lợi thế của cách tiếp cận này.


    Trong chuỗi bài viết về giao dịch xu hướng, tôi sẽ cố gắng lột tả hết các đặc điểm cơ bản của hành động xu hướng và cách giải mã hành động giá thuần theo xu hướng để hiểu rõ hơn hành vi của thị trường. Tôi cũng sẽ thảo luận về cách lọc giá và cách mua bao nhiêu, chốt giá bao nhiêu dựa vào các phương pháp giao dịch theo xu hướng.

    CÁCH PHÂN LOẠI XU HƯỚNG THEO LÝ THUYẾT DOW

    Trong lý thuyết Dow, xu hướng được phân loại theo thời lượng mà nó diễn ra và độ lớn của nó:

    + Xu hướng cơ bản (primary or major) thì dài hạn hơn và kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.

    + Xu hướng thứ cấp (secondary or reactions) là xu hướng trung hạn kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng.

    + Xu hướng nhỏ (minor) là xu hướng ngắn hạn kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tuần.

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-1.png

    Trong lý thuyết Dow, xu hướng tăng được định nghĩa theo phân tích đỉnh đáy (peak and trough analysis). Một xu hướng tăng sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước, xu hướng giảm thì ngược lại. Đây là nguyên tắc chung cho khái niệm xu hướng.

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-2.png

    Vấn đề với định nghĩa này là nếu hành động giá không diễn ra theo đúng như định nghĩa của nó, thì xu hướng đó không được công nhận. Ngoài ra, nếu hành động giá là thất thường hoặc hỗn loạn, việc xác định xu hướng sử dụng phân tích đỉnh và đáy có thể là vô cùng thách thức, nếu không nói là không thể trong một số tình huống. Tất cả các định nghĩa đều có các giới hạn riêng, có thể có những tình huống không giải thích được.

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-3.png

    Xem trên đây, theo phân tích đỉnh và đáy, các hành động theo xu hướng trong các kịch bản 1 và 2 thỏa mãn các điều kiện để được phân loại là xu hướng tăng, bởi vì chúng thể hiện đúng định nghĩa đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Kịch bản 3 và 4 thì sao? Không có cái gì để so sánh cao hơn, thấp hơn cả. Chúng ta có phân loại chúng là xu hướng tăng không? Theo định nghĩa đáy và đỉnh của Dow, chúng không được xem là xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong cả bốn kịch bản, giá đi từ Điểm A đến Điểm B. Thật kỳ diệu phải không? Nhưng chúng ta có phủ nhận rằng kịch bản 3 và 4 không phải là xu hướng tăng mặc dù nó tăng với độ dài giống như 1 và 2? Nhiều người cho rằng nên có một phương pháp khác định nghĩa xu hướng chính xác hơn của Dow, mà phương pháp đó là đo lường độ lớn tuyệt đối của độ dài xu hướng (absolute measure) thay vì hành vi giá tạo đỉnh / đáy như phương pháp cũ.

    Để khắc phục hạn chế đó, nhiều trader chọn sử dụng các định nghĩa khác, chẳng hạn như:

    ■ Giá vẫn nằm trên trên hoặc dưới một chỉ báo lồng vào giá (overlay indicator) - đường MA chẳng hạn

    ■ Giá vẫn nằm trên hoặc dưới mức giá đã được xác định sẵn (tùy ý)

    ■ Không có sự đảo chiều gì quá đáng kể trong suốt thời gian xu hướng diễn ra.


    Một ví dụ phổ biến về phương pháp giá vẫn nằm trên trên hoặc dưới một chỉ báo lồng vào giá (overlay indicator) để đủ điều kiện là xu hướng được minh họa rõ nhất thông qua việc sử dụng đường xu hướng (trendlines) và đường trung bình di động (MA). Chừng nào hoạt động giá vẫn ở trên một đường xu hướng trong một xu hướng tăng, thì xu hướng tăng được coi là vẫn còn nguyên vẹn. Trường hợp ngược lại áp dụng cho xu hướng giảm. Định nghĩa này có vẻ khá dễ chấp nhận đúng không nào? Theo cách tương tự, miễn là giá vẫn ở trên MA nhất định, một xu hướng tăng được coi là vẫn còn nguyên vẹn. Đối với các chỉ báo lồng ghép khác, xu hướng được coi là vẫn còn nguyên nếu:

    ■ Giá vẫn ở trên Bollinger, đường hồi quy tuyến tính ( linear regression) và biên dưới của đường MA (ngược lại với xu hướng giảm).

    ■ Giá vẫn ở trên biên dưới của các mô hình giá (đường viền cổ trong mô hình vai đầu vai chẳng hạn) trong một xu hướng tăng (ngược lại với xu hướng giảm).


    Cách thứ hai là Giá vẫn nằm trên hoặc dưới mức giá đã được xác định sẵn (tùy ý). Miễn là giá vẫn ở trên mức hỗ trợ đã chọn, một xu hướng tăng được coi là vẫn còn nguyên vẹn. Tương tự, miễn là giá vẫn nằm dưới mức kháng cự được chọn, một xu hướng giảm được coi là vẫn còn nguyên vẹn.

    Mức giá được chọn này có thể đại diện cho một số mức hỗ trợ có ý nghĩa lịch sử trong một xu hướng tăng hoặc mức kháng cự trong một xu hướng giảm giá, hành động phá vỡ (breakout) qua đường hỗ trợ / kháng cự chính là báo hiệu sự đảo chiều xu hướng.

    Phương pháp thứ ba để xác định xu hướng đang diễn ra là không có sự đảo chiều gì quá đáng kể trong suốt thời gian xu hướng diễn ra. Cách tiếp cận thứ ba này được sử dụng trên các Point and Figure và Renko. Miễn là kích thước đảo chiều không bị vi phạm, xu hướng vẫn còn nguyên. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng đến phần Point and Figure chart, tôi sẽ giải thích rõ ràng hơn.

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-4.png

    ĐỊNH NGHĨA GIAI ĐOẠN GIÁ ĐI NGANG VÀ GIÁ CÓ XU HƯỚNG RÕ RÀNG THÔNG QUA CHU KỲ VÀ CẤP ĐỘ SÓNG

    Chúng ta có những vấn đề liên quan đến chu kỳ sóng bao gồm 3 cấp độ như sau:

    Higher Wave Cycle (HWC), tạm dịch là chu kỳ sóng cao hơn — cấp độ sóng cao nhất so với MWC và LWC

    Medium Wave Cycle (MWC) tạm dịch là chu kỳ sóng cao hơn — sóng con của HWC và cao hơn LWC.

    ■ Lower Wave Cycle (LWC) tạm dịch là chu kỳ sóng cao hơn —cấp độ sóng thấp nhất so với MWC và LWC, sóng con của MWC.

    Lưu ý rằng số lượng sóng tối thiểu trong các cấp độ sóng (trong bất kỳ xu hướng nào) là hai.

    Hình dưới đây mô tả một làn sóng với 3 cấp độ:

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-5.png

    MWC và LWC đều là sóng con của HWC và được xem là những cấp độ sóng nhỏ hơn. Nếu bạn không ý thức được 3 cấp độ sóng này, chúng ta sẽ:

    + Không có khả năng chọn điểm phá vỡ hỗ trợ/ kháng cự chính xác.

    + Không có khả năng chọn điểm cắt lỗ chính xác

    + Không có khả năng chọn bao nhiêu cổ phiếu cần chốt.

    + Không có khả năng phân biệt giai đoạn giá có xu hướng hay giá đang không có xu hướng.

    + Không có khả năng xác định xu hướng hiện tại.

    Sóng Elliott là một phương pháp nghiên cứu về chu kỳ sóng và cấp độ sóng rất hiệu quả.

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-6.png

    Hình bên dưới đây mô tả cho chúng ta biết thị trường đang vừa có xu hướng, vừa vô hướng tại cùng một thời điểm, phụ thuộc vào chu kỳ sóng được quan sát mà thôi. (depending on the wave cycle being observed).

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-7.png

    Chúng ta cũng có thể định nghĩa breakout qua các cấp độ chu kỳ sóng. Hình dưới đây minh họa cách mà chúng ta định nghĩa một breakout thành công qua chu kỳ và cấp độ sóng. Chúng ta sẽ có breakout ở cấp độ sóng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Hay nói cách khác, khi nói về breakout bạn phải nó là breakout ở cấp độ sóng nào. Điều này sẽ giúp bạn định vị được mục tiêu khi giá breakout và mức đặt stoploss hợp lý theo độ lớn của chu kỳ sóng. Độ biến động của một cấp độ sóng sẽ không rõ ràng ở cấp độ cao hơn hay thấp hơn (Volatility at one wave degree may not manifest at a higher or lower wave degree).

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-8.png

    TẦM QUAN TRỌNG CỦA HIỆN TƯỢNG ĐẢO CHIỀU CẤP ĐỘ SÓNG CAO HƠN

    Có một lý do tại sao điểm xoay chiềy của chu kỳ sóng lớn hơn (hoặc xu hướng) có ý nghĩa hơn so với điểm của chu kỳ sóng nhỏ hơn. Tất cả những gì chúng ta cần chú ý là sự hội tụ cấp độ sóng. Khi một chu kỳ sóng lớn (hoặc xu hướng) đảo chiều, tất cả các chu kỳ sóng ở mức độ thấp hơn sẽ đảo chiều đồng bộ với chu kỳ sóng lớn hơn. Đó là điểm đảo chiều mà tất cả các sóng con của sóng lớn nhất đảo chiều lại với nhau. Cần lưu ý rằng các con sóng con đảo chiều thì không nhất thiết sóng mẹ cũng đảo chiều.

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-9.png

    ĐẢO CHIỀU, ĐIỀU CHỈNH, THOÁI LUI

    Đảo chiều (Reversals) và thoái lui (retracement) hàm ý rằng giá quay đầu, có thể ở bất kỳ cấp độ sóng nào. Còn điều chỉnh (corrections) và pullback thì đảo chiều nhưng giá đi không sâu, thường chỉ vài phần trăm.

    XU HƯỚNG XÉT THEO DỮ LIỆU OHLC

    OHLC là gì chắc các bạn cũng biết rồi đúng không, đó là bộ giá bao gồm 4 loại giá mở, cao, thấp, và đóng. OHLC có thể định nghĩa được xu hướng đấy. Xem hình dưới đây:

    chu-de-giao-dich-theo-xu-huong-co-ban-ve-xu-huong-kakata-10.png

    Hình này mô tả hoạt động xu hướng khác nhau đối với mức giá thấp, cao, đóng và mở cửa. Mặc dù chúng ta thấy rằng thị trường không thay đổi khi phân tích theo đỉnh và đáy, chúng ta vẫn thấy nếu xét theo đỉnh đáy giá vẫn đi ngang, không đỉnh/đáy nào cao hơn, không lẽ khẳng định giá ở hiện tại không có xu hướng. Nhưng nếu xét theo mức giá đóng cửa, rõ ràng hình ở giữa có mức giá đóng cửa cao dần, như vậy rõ ràng là xu hướng tăng đang diễn ra. Lập luận này cũng có thể áp dụng cho các mức giá khác.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Lớp học CMT - Chartered Market Technician
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Chủ đề giao dịch theo xu hướng - Đỉnh / đáy của một xu hướng Lớp học CMT - Chartered Market Technician 18/12/19
    Chủ đề giao dịch theo xu hướng - 16 tính chất để dự đoán xu hướng (Phần 2) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 16/12/19
    Chủ đề giao dịch theo xu hướng - 16 tính chất để dự đoán xu hướng (Phần 1) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 15/12/19
    Chủ đề phân tích các giai đoạn thị trường - Phân kỳ - Sakata - Sentiment - Elliott Lớp học CMT - Chartered Market Technician 13/12/19
    Chủ đề phân tích các giai đoạn thị trường - Các mô hình giá Lớp học CMT - Chartered Market Technician 11/12/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này