Giai đoạn Phân phối - Bước chuẩn bị thiết yếu cho đợt giảm giá kế tiếp!

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Nguyen Lam, 22/5/19.

Lượt xem : 3,004

  1. Nguyen Lam

    Nguyen Lam Guest

    Giai đoạn Phân phối 1.png
    Chào mọi người, vào hôm thứ 3 chúng ta đã cùng tìm hiểu qua Giai đoạn tích lũy - 1 giai đoạn vốn dĩ xuất hiện rất nhiều trên biểu đồ, nhưng mãi tới hôm nay chúng ta mới nhận ra được cách thức vận hành và sự thật đằng sau nó. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tới khái niệm thứ 2, đó là Giai đoạn phân phối.

    Giai đoạn phân phối chính xác là ngược lại với giai đoạn tích lũy. Trong giai đoạn tích lũy, những người trong cuộc lấp đầy nhà kho của họ để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Với một nhà kho đầy đủ, những người trong cuộc bây giờ bắt đầu di chuyển giá cao hơn, để khuyến khích những người mua quay trở lại thị trường.

    Trong khi yếu tố cảm xúc chính xảy ra trong giai đoạn tích lũy là nỗi sợ hãi, nỗi sợ bị thua lỗ, thì yếu tố cảm xúc chính trong giai đoạn phân phối cũng là nỗi sợ, tuy nhiên lần này là nỗi sợ bỏ lỡ 1 cơ hội giao dịch tốt. Thời điểm ở đây là rất quan trọng, vì những người trong cuộc biết rằng hầu hết các nhà đầu tư và nhà đầu cơ đều lo lắng, và muốn chờ đợi càng nhiều tín hiệu xác nhận càng tốt, trước khi nhảy vào một thị trường, sợ rằng họ sẽ bỏ lỡ một sự tăng giá mạnh. Đây là lý do hầu hết các thương nhân và nhà đầu tư mua ở đỉnh và bán ở đáy.

    Ở đỉnh của một xu hướng tăng, các nhà giao dịch và nhà đầu tư đã thấy thị trường tăng chậm, sau đó tích lũy động lượng, trước khi tăng nhanh, và tại thời điểm này, họ mua vào, lo sợ sẽ bỏ lỡ bất kỳ 1 khoản lợi nhuận nào. Đây chính xác là điểm mà những người trong cuộc đang chuẩn bị 1 sự tạm dừng và đảo chiều xu hướng. Điều tương tự xảy ra ở đáy của giai đoạn tích lũy. Các nhà đầu tư và nhà đầu cơ có thể không còn đau đớn, họ đã thấy thị trường giảm chậm, sau đó chững lại trước khi tiếp tục giảm nhanh hơn, điều này kích hoạt 1 làn sóng bán tháo trong sự hoảng loạn. Sự bình tĩnh sau đó được khôi phục và thị trường bắt đầu chuyển sang giai đoạn tích lũy. Ở đây, thị trường hồi phục, sau đó điều chỉnh, rồi lại hồi phục, và lại điều chỉnh. Đây là cách mà những người trong cuộc thao túng nỗi sợ, và theo nhiều cách chúng ta có thể lập luận rằng họ không phải thao túng thị trường mà là thao túng cảm xúc của người giao dịch.

    Giai đoạn Phân phối 2.jpg

    Vậy mô hình điển hình cho giai đoạn phân phối của chúng ta là gì và nó được quản lý như thế nào?

    Đầu tiên, thị trường bùng nổ từ cuối giai đoạn tích lũy, tăng cao đều đặn, với khối lượng trung bình. Không có gì phải vội vàng vì những người trong cuộc đã mua với giá sỉ và bây giờ muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách xây dựng đà tăng chậm, vì phần lớn giai đoạn phân phối sẽ được thực hiện ở đầu xu hướng, và ở mức giá cao nhất có thể.

    Việc tăng giá sau khi thoát khỏi giai đoạn tích lũy giờ đây đi kèm với các tin tức tốt, thay đổi quan điểm từ những tin xấu.

    Thị trường tiếp tục tăng, chậm rãi lúc đầu, với những đợt pullback nhỏ, nhưng không có gì quá đáng sợ. Thị trường dần dần tăng tốc, cho đến khi đạt được vùng giá mục tiêu. Chính tại thời điểm này, giai đoạn phân phối bắt đầu một cách nghiêm túc, với những người trong cuộc bắt đầu dọn kho của họ, trong khi những nhà đầu tư và nhà đầu cơ lại háo hức nhảy vào, lo sợ sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội. Cuối cùng nhà kho trống và chiến dịch kết thúc. Hình dưới đây minh họa hành động giá và khối lượng điển hình của giai đoạn phân phối.

    Giai đoạn Phân phối.png

    Ví dụ trong hình trên sẽ cho chúng ta thấy 1 bức tranh về những gì đang xảy ra ở đây.
    Đầu tiên chúng ta đảm bảo rằng chúng ta có đủ cổ phiếu và sau đó bắt đầu 1 chiến dịch tiếp thị để tạo ra sự quan tâm. Tiếp theo, chúng ta tăng cường tiếp thị và thổi phồng thông điệp bán hàng; như sử dụng người nổi tiếng, PR, phương tiện truyền thông,...

    Đây là những gì người trong cuộc đang làm, họ chỉ đơn giản là đang chơi đùa với cảm xúc của thị trường, vốn dĩ bị chi phối bởi 2 điều là sự sợ hãi và tham lam. Tạo ra đủ sự sợ hãi và mọi người sẽ bán ra. Tạo ra đủ lòng tham và mọi người sẽ mua vào.

    Chu kỳ tích lũy và phân phối này được lặp lại vô tận, và trên tất cả các khung thời gian. Một số có thể là những biến động lớn, và một số khác là biến động nhỏ, nhưng chúng xảy ra mỗi ngày và ở mọi thị trường.

    Tổng kết:
    Bằng những phương tiện truyền thông, những nhà tạo lập thị trường có thể thao túng được cảm xúc của những nhà đầu tư, từ đó tạo nên những đợt tăng giá mạnh từ như cầu mua của những người này. Khi đã đạt được mức giá mong muốn ( chúng ta thường thấy trên biểu đồ là các vùng Kháng cự), những nhà tạo lập lại tiếp tục đẩy mạnh tin tức, dùng phương tiện truyền thông để thúc đẩy lòng tham của thị trường, thông qua đó có thể " xả hết được" tất cả hàng tồn trong kho, và bước tiếp theo là 1 giai đoạn giảm giá.

    Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại mãi, và nếu chúng ta không nắm rõ được cách thức vận hành của nó, thì mãi mãi chúng ta sẽ bị cuốn vào dòng chảy cảm xúc của nỗi sợ và sự tham lam, cho tới khi thật sự ngộ ra điều gì đó, thì chúng ta đã hoàn toàn nằm vào thế " mua đỉnh - bán đáy" rồi.

    Hy vọng với bài viết ngắn ngủi nói về giai đoạn tích lũy và giai đoạn phân phối, mọi người sẽ có 1 cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà thị trường vận hành và bị thao túng.

    Xem thêm:

    Mua đỉnh - Bán đáy. Hé lộ lý do tại sao chúng ta luôn phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phase D&E: Giai đoạn cao trào - "Cá mập" xác nhận thời điểm vàng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 24/9/24
    Phase A: Giai đoạn đảo chiều xu hướng - Cân bằng lại cung - cầu Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 17/9/24
    “Bật mí” 6 giai đoạn kinh điển của chu kỳ cổ phiếu - Nắm hết 99,99% sẽ thành công Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/24
    "Tiên đoán" trước Đỉnh - Đáy của xu hướng với RS-Momentum - Julius de Kempenaer (Phần 2) Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 7/6/24

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này