Học phân tích cơ bản: lợi nhuận tăng không phải lúc nào cũng tốt

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 20/12/18.

Lượt xem : 2,315

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    hoc-phan-tich-co-ban-loi-nhuan-tang-khong-phai-luc-nao-cung-tot-1.jpg

    Khi đã làm kinh doanh thì lợi nhuận là yếu tố hàng đầu để một doanh nghiệp tồn tại. Thực vậy, lợi nhuận chính là thước đo chuẩn mực để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp làm ăn có lãi là một doanh nghiệp thành công, một doanh nghiệp thua lỗ là một doanh nghiệp thất bại. Theo lẽ thường thì là như vậy, nhưng đôi khi có một số trường hợp thì không như vậy.


    Nếu nhà đầu tư chỉ nhìn vào con số lợi nhuận của doanh nghiệp mà đánh giá đó là doanh nghiệp tốt hay xấu thì hết sức sai lầm. Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ vấn đề này và giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn khoản mục lợi nhuận cũng như đánh giá đúng về lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó sẽ có quyết định đúng đắn cho việc mua bán cổ phiếu của mình.

    Câu hỏi, có phải cứ lợi nhuận dương và lợi nhuận tăng trưởng là tốt hay không?

    Câu trả lời: chưa chắc. Còn phải xem đó là lợi nhuận gì?

    CÓ NHỮNG LOẠI LỢI NHUẬN NÀO?

    Xét về cơ cấu của lợi nhuận trước thuế, người chia là 4 loại như sau:

    + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay còn gọi là lợi nhuận cốt lõi của doanh nghiệp: đây là lợi nhuận có được từ hoạt động bán hàng hay dịch vụ đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ VNM có lợi nhuận từ bán sữa, HPG có lợi nhuận từ bán thép, TCM có lợi nhuận từ gia công may mặc,...

    + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản lãi từ việc đầu tư, hoặc chỉ đơn thuần là định giá lại khoản đầu tư, từ cho thuê tài sản, tiền gửi ngân hàng,.... Nếu một doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp dịch vụ thông thường như VNM, MWG hay HPG thì lợi nhuận này không được gọi là lợi nhuận cốt lõi.

    + Lợi nhuận từ liên doanh liên kết là lãi kiếm được từ các công ty mà doanh nghiệp này đang năm giữ cổ phần với tỷ lệ 20% - 50%.

    + Lợi nhuận khác: có thể là thanh lý tài sản, xử lý các khoản thu khó đòi đã xóa sổ,...

    Theo lẽ thường, doanh nghiệp bán thép thì phải có lợi nhuận từ thép, bán sữa thì phải có lợi nhuận từ sữa. Một doanh nghiệp muốn bền vững và được gọi là kinh doanh hiệu quả thì lợi nhuận phần lớn thu được phải từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Ví dụ nếu VNM kiếm được tiền từ đầu tư cổ phiếu nhiều hơn cả việc bán sữa thì VNM được xem là hoạt động không hiệu quả. Hệ quả là giá cổ phiếu sẽ không tăng trưởng.

    Mặc dù vậy, hầu hết nhà đầu tư đều chỉ quan tâm đến lợi nhuận cuối cùng và không cần biết đó là lợi nhuận gì. Biết được điều này, các doanh nghiệp thường lợi dụng để "làm đẹp" báo cáo tài chính bằng cách "chế biến" lợi nhuận cho nó trở thành một con số trong mơ.

    Nói có sách, mách có chứng, tôi sẽ lấy ví dụ về một cổ phiếu mang tên NVL. Năm 2016, Novaland ghi nhận lãi khủng với 2200 tỷ lợi nhuận trước thuế tức là tăng 360% so với năm trước đó. Nếu chỉ biết đến như vậy thì quả thực chúng ta không khỏi thán phục ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp thật là tài chính.

    Tuy nhiên, nếu soi kỹ hơn 1 chút 2200 tỷ đó là lợi nhuận gì, đến từ đâu?

    Soi vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mới biết được lợi nhuận đó đến từ doanh thu hoạt động tài chính 2500 tỷ. Trong khi lãi gộp từ hoạt động kinh doanh cốt lõi chỉ 1500 tỷ mà thôi.

    hoc-phan-tich-co-ban-loi-nhuan-tang-khong-phai-luc-nao-cung-tot-2.png
    Nguồn cafef

    Hay ở chỗ, lý do giải trình về khoảng doanh thu tài chính khủng này là "đánh giá lại khoản đầu tư khi hợp nhất kinh doanh". Như vậy, chỉ đánh giá lại theo kế toán đã xuất hiện thêm 2500 tỷ, như vậy con số đó không đem lại dòng tiền thực cho doanh nghiệp, hay nói cách khác không có 2500 tỷ nào cả.

    hoc-phan-tich-co-ban-loi-nhuan-tang-khong-phai-luc-nao-cung-tot-3.png
    Cơ cấu lợi nhuận trước thuế và lưu chuyển tiền tệ của NVL qua các năm

    Không chỉ riêng NVL, những doanh nghiệp lớn khác cũng có những việc làm tương tự khiến cho nhà đầu tư có cảm giác những doanh nghiệp này mang về lãi khủng, điển hình như CII, FLC, QCG,...
    Thường thì công ty sẽ báo lãi khủng và ban hành chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu để nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào giúp mở rộng quy mô công ty. Nhưng có thật như vậy không thì chỉ có bản quản trị mới biết.

    Chúng ta cứ tự đặt câu hỏi: tại sao họ lại làm như vậy? Họ làm mục đích gì? Tại sao phải dụ dỗ nhà đầu tư rót tiền vào doanh nghiệp trong khi lợi nhuận là ảo? Liệu doanh nghiệp như vậy có tốt không?

    Dưới đây là cơ cấu lợi nhuận của một số doanh nghiệp có lợi nhuận cần nghiên cứu thêm.

    hoc-phan-tich-co-ban-loi-nhuan-tang-khong-phai-luc-nao-cung-tot-4.png

    Tôi vừa chia sẻ xong một bài học về phân tích cơ bản với chủ đề lợi nhuận. Anh em cảm thấy hữu ích thì comment bên dưới nhé. Happy Investing!

    Tham khảo tranbau
    Xem thêm:

    >> Các phương pháp đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này