Học phân tích cơ bản: Những loại cổ phiếu nên tránh xa ngay từ cái nhìn đầu tiên

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 22/12/18.

Lượt xem : 2,589

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    hoc-phan-tich-co-ban-nhung-loai-co-phieu-nen-tranh-xa-ngay-tu-cai-nhin-dau-tien-kakata-1.png

    Trên thị trường chứng khoán với 3 sàn tồn tại vô số mã cổ phiếu, tất nhiên không tránh khỏi những loại cổ phiếu nên tránh xa, mà nếu đụng vào nó thì chỉ có nước từ thua lỗ đến cháy tài khoản (đặc biệt là chơi margin).


    Để có thể biết được loại cổ phiếu nào nên tránh xa, nhà đầu tư cần biết những thủ thuật nhận diện ra chúng. Không khó để nhận diện, nhưng nếu không biết thì rất dễ chạy theo đám đông và bị nhà cái đánh lừa. Để bảo vệ an toàn cho mình, không có cách nào tốt hơn là tự mình trang bị lấy những kỹ năng như vậy. Kakata sẽ chia sẻ cho anh em ngay sau đây.

    NHỮNG LOẠI CỔ PHIẾU ĐÁNH LỪA NHÀ ĐẦU TƯ

    1. Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và khoản phải thu. Lợi nhuận sau thuế và khoản phải thu luôn là câu chuyện gây nhiều sự nghi ngờ nhất. Nhà đầu tư hãy cẩn trọng với những loại cổ phiếu có lợi nhuận sau thuế quý hoặc năm tăng bất thường (tăng cao gấp mấy lần) so với cùng kỳ NHƯNG KHOẢN PHẢI THU TĂNG MẠNH.

    Lúc này, nhà đầu tư nên so sánh tỷ số Khoản phải thu / Lợi nhuận sau thuế của hiện tại, nếu nó tăng quá lớn thì đó là những loại cổ phiếu anh em nên tránh xa, đừng nuối tiếc.

    Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế của Axx là 16.7 tỷ trong quý 1/2013 so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng gần 50% (quý 1/2012 là 11.5 tỷ). Rõ ràng, lợi nhuận của doanh nghiệp này tăng khá ấn tượng.

    Nhưng thử xem khoản phải thu trước đã, khoản phải thu quý 1/2013 là 517 tỷ trong khi quý 1/2012 chỉ có 162 tỷ.

    Lợi nhuận tăng 50% trong khi khoản phải thu tăng hơn gấp 3 lần.

    Tỷ số khoản phải thu / lợi nhuận sau thuế lúc này là 517 / 16.7 = 3095%. Một con số quá lớn.

    2. Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và chi phí vốn (chi phí tái đầu tư). Cũng giống như phần 1, lợi nhuận sau thuế tăng kéo theo chi phí vốn đội lên gấp nhiều lần là 1 dấu hiệu khả nghi đối với một doanh nghiệp. Đặc biệt là tỷ số chi phí vốn/lợi nhuận sau thuế quá lớn là một điều không tốt vì nó cho thấy rằng toàn bộ lãi mà doanh nghiệp làm ra đều đã chi hết cho việc vận hành, hoạt động (chi phí vốn) mà không còn lại đồng nào cho cổ đông nữa, từ đó không tạo giá trị cho cổ đông, kết quả là cổ phiếu sẽ không tăng như kỳ vọng.

    Lấy ví dụ cổ phiếu của HxG, tổng lợi nhuận trong giai đoạn năm 2005 - quý 2 / 2013 là 1774 tỷ đồng nhưng tổng số tiền chi đầu tư là 3741 tỷ (anh em cứ cộng tất cả các khoản chi đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ 2005 đến quý 2 / 2013).

    Vậy HSG chỉ mới lấy lại được 1 nửa vốn, trong vòng 8 năm trời. Vậy khả năng là 8 năm sau nữa thì may ra mới hoàn lại hết vốn và mới có tiền để trả cho cổ đông? Không lẽ chúng ta đầu tư dài hạn đến 10 năm sao? Bây giờ mới có 2018, tức là chỉ mới 5 năm trôi qua.

    Chưa hết, lợi nhuận sau thuế quý 1 và 2 / 2013 chỉ đạt 353 tỷ đồng trong khi chi phí tái đầu tư đã lên đến 244 tỷ.

    Chỉ nhìn sơ như vậy thôi cũng đủ biết, với tư cách là nhà đầu tư, chúng ta chẳng được hưởng lợi gì từ những con số này.

    CỔ PHIẾU CÓ YẾU TỐ PHI TÀI CHÍNH KHÔNG TỐT

    1. Với Philip Fisher, tiêu chí mà ông chọn để phân tích một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng chính là ban lãnh đạo. Điều này vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay. Ban lãnh đạo là đầu tàu của một doanh nghiệp, nếu họ không chuyên tâm vào việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà suốt ngày chỉ đi LƯỚT SÓNG CỔ PHIẾU thì đó là một doanh nghiệp nên tránh xa.

    hoc-phan-tich-co-ban-nhung-loai-co-phieu-nen-tranh-xa-ngay-tu-cai-nhin-dau-tien-kakata-3.png

    2. Những doanh nghiệp vẽ vời dự án đủ các kiểu, chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh,... lên đến tận mây xanh để huy động vốn nhưng ban lãnh đạo lại đua nhau bán cổ phiếu giữ lấy thân. Cổ phiếu LCM là một ví dụ, giá rớt từ đỉnh 26.000 cho đến nay là 850.

    3. Cũng những doanh nghiệp vẽ vời tuy ban lãnh đạo không bán cổ phiếu nhưng kết quả không như mơ, giá cổ phiếu cũng giảm tương tự. Ứng cử viên nặng ký có thể kể đến SHN, VSP, THV,...

    hoc-phan-tich-co-ban-nhung-loai-co-phieu-nen-tranh-xa-ngay-tu-cai-nhin-dau-tien-kakata-4.png

    4. Những doanh nghiệp lên kế hoạch cắt giảm chi phí quy mô lớn nhưng diễn biến lại không mấy khác biệt. Quyết sách C10 của của FPT là cắt giảm 10% chi phí cho mọi hoạt động và sẽ duy trì trong nhiều năm. Kết quả là từ 2009 - 2012, biên lợi nhuận ròng vẫn chẳng thể nào ngóc lên mức 10%, tức là làm 10 đồng thì chi phí hết 9 đồng, còn lại 1 đồng để xài.

    Như vậy, C10 gì đó đã sụp độ, và cổ đông của FPT cũng chẳng được lợi gì trong này.
    Trên đây là những kỹ năng mà nhà đầu tư cần phải trang bị nếu muốn nhận diện ra những cổ phiếu nên tránh xa. Bài viết vẫn còn phần 2, nếu anh em thấy hay thì comment để tôi viết tiếp nhé.

    Xem tiếp phần 2 tại đây: Học phân tích cơ bản: Những loại cổ phiếu nên tránh xa ngay từ cái nhìn đầu tiên - Phần 2

    Tham khảo chungkhoanblog
    Xem thêm:

    >> Các bài học phân tích cơ bản
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này