[Học phân tích cơ bản] Phương pháp phân tích chỉ số EPS để quyết định đầu tư cổ phiếu

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 1/1/19.

Lượt xem : 2,628

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,446
    hoc-phan-tich-co-ban-phuong-phap-phan-tich-chi-so-eps-de-quyet-dinh-dau-tu-co-phieu-1.jpg

    Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS (Earnings Per Share) là một trong những chỉ số tài chính hàng đầu được các nhà đầu tư lâu năm cũng như các quỹ đầu tư hết sức quan tâm. Không phải đơn giản mà chỉ báo này quan trọng như vậy, nó có thể hiện được tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó chi phối cả giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Hầu như các công ty tăng giá cổ phiếu trong tương lai đều có sự tăng trưởng cao đối với chỉ số EPS.

    Do đó, xem xét EPS là một trong nhưng cách (không phải duy nhất) mà chúng ta có thể đoán được phần nào tiềm năng tăng trưởng của giá cổ phiếu.

    CHỈ SỐ EPS LÀ GÌ ?

    hoc-phan-tich-co-ban-phuong-phap-phan-tich-chi-so-eps-de-quyet-dinh-dau-tu-co-phieu-2.png

    Công thức tính:

    EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Trích quỹ khen thưởng phúc lợi) / Số CP đang lưu hành
    Đây là công thức mới theo quy định hiện hành (công thức cũ không trừ quỹ khen thưởng phúc lợi. Đa phần các trang web cung cấp chỉ số EPS này đều tình theo công thức cũ. Do đó, bạn nên tìm chỉ tiêu khen thưởng phúc lợi trong báo cáo tài chính trừ ra để cho chính xác nhé.

    EPS là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi phân tích báo cáo tài chính cũng như phân tích sự tăng trưởng của doanh nghiệp. EPS càng cao cho biết doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt, khả năng trả cổ tức cho cổ đông cao (do kiếm được nhiều lợi nhuận) từ đó sẽ làm tăng giá cổ phiếu.
    Theo lý thuyết, chỉ số này càng cao, thì doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Trên thực tế, những doanh nghiệp tăng giá ổn định và lâu dài hầu như đều có EPS cao và tăng dần.

    Ngược lại, khi hoạt động kinh doanh không tốt, EPS giảm thì sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm theo.

    SỬ DỤNG CHỈ SỐ EPS NHƯ THẾ NÀO ĐỂ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU ?

    Thông thường, chỉ số EPS là chỉ báo sớm để chúng ta biết giá cổ phiếu đó có tăng trưởng hay không. Các doanh nghiệp tốt đều có báo cáo EPS tăng ấn tượng trong một đến hai quý gần nhất trước khi bứt tốc tăng về phía trước.

    Tôi lấy ví dụ VHC - Công ty Vĩnh Hoàn để phân tích EPS cho anh em xem nhé.

    Chúng ta có kết quả so sánh kết quả kinh doanh của quý 2 và quý 3 năm nay so với năm ngoái như sau:

    hoc-phan-tich-co-ban-phuong-phap-phan-tich-chi-so-eps-de-quyet-dinh-dau-tu-co-phieu-3.png

    Như chúng ta đã thấy, quý II và quý III năm 2018 đều tăng trưởng 200% so với cùng kỳ năm 2017. Và đây là kết quả:

    hoc-phan-tich-co-ban-phuong-phap-phan-tich-chi-so-eps-de-quyet-dinh-dau-tu-co-phieu-4.png

    Nhờ lợi thế về môi trường vĩ mô mà VHC đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng đến như vậy. Chỉ xét trong 2 quý gần nhất năm nay, giá đã tăng liên tiếp lần lượt 35% và 20%.

    Bây giờ chúng ta sang một ví dụ thứ hai để phân tích một công ty có tỷ lệ EPS giảm sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như thế nào.

    hoc-phan-tich-co-ban-phuong-phap-phan-tich-chi-so-eps-de-quyet-dinh-dau-tu-co-phieu-5.png

    Tuy VNM là doanh nghiệp đầu ngành và có lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần rất cao, nhưng để có thể tăng giá tiếp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng EPS cao hơn nữa.

    Trong 2 quý đầu năm 2018, EPS của VNM đã giảm lần lượt 7% và 9% khiến cho giá cổ phiếu giảm điều chỉnh chứ không tăng ấn tượng như trước. Mặt khác, việc VNM bị đẩy giá lên quá cao, vượt qua nhiều so với giá trị thực của VNM nên việc giảm giá là chuyện tất yếu.
    Câu chuyện vẫn chưa hết ở đây. Chúng ta vẫn còn một phần nữa là phương pháp nhận biết EPS thật giả, tức là làm sao biết được doanh nghiệp có xào nấu lợi nhuận vào EPS hay không. Vì nếu lợi nhuận của doanh nghiệp là ảo thì việc phân tích không còn ý nghĩa gì nữa, không những thế mà nhà đầu tư còn có thể mua phải những cổ phiếu sắp cắm đầu.

    Do đó, thật quan trọng cho chúng khi hiểu được khi nào EPS thật, khi nào nó ảo. Phần sau sẽ nói nhé anh em. Chúc anh em nghỉ tết Tây vui vẻ!

    Xem thêm:

    >> Kiến thức phân tích cơ bản hay
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này