Năm 2019, mục tiêu lạm phát kiểm soát ở mức 4% liệu có khả thi?

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 13/12/18.

Lượt xem : 2,124

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    muc-tieu-lam-phat-nam-2019-o-muc-4%-lieu-co-kha-thi.png


    Năm 2018 sắp kết thúc, có thể nói trong năm nay đã đạt được những kết quả khá khả quan. Về cơ bản đã hoàn thành 12 chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra đầu năm cùng với nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế vĩ mô, 3 quý đầu năm 2018 tăng trưởng GDP đạt 6,98% dự kiến cả năm có thể vượt mục tiêu 6,7%. Trong khi đó, 11 tháng đầu năm lạm phát trung bình đạt 3,59% thấp hơn so với mục tiêu 4% Quốc hội đề ra.

    Tuy nhiên, nhận thấy từ đầu năm đến nay xu hướng gia tăng lạm phát của nước ta vẫn có chiều hướng đi theo xu hướng gia tăng lạm phát trên thế giới. Như vậy mức độ lạm phát của năm 2019 sẽ như thế nào và do yếu tố nào chi phối?
    Giá dầu là một yếu tố bất ngờ đối với lạm phát năm 2018

    Trong 11 tháng đầu năm 2018, với việc lạm phát trung bình liên tục tăng với tỷ lệ gần 1% cho thấy trong năm nay áp lực lạm phát đang gia tăng một cách rõ rệt.

    Tuy vậy mức tăng này vẫn thấp hơn năm 2016 (tỷ lệ tăng 1,86%) khi so sánh với mức tăng trung bình trong 5 năm gần đây (đối với các năm còn lại, càng về cuối năm thì lạm phát đều có xu hướng giảm dần). Trong khi đó, lạm phát lõi trung bình gia tăng với tốc độ chậm, ổn định, khoảng 0,28%.

    muc-tieu-lam-phat-nam-2019-o-muc-4%-lieu-co-kha-thi-1.jpg

    Theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế với người dân không có bảo hiểm y tế trong 18 tỉnh thành trực thuộc TW thì có sự điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, do đó dẫn đến giá dịch vụ y tế trong 11 tháng đầu năm 2018 tăng trung bình 11,49%.

    Thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP, giá học phí tăng theo lộ trình đối với 59 tỉnh thành trực thuộc TW dẫn đến giá dịch vụ giáo dục tăng trung bình 6,29% trong 11 tháng đầu năm nay.

    Như vậy trong vòng 11 tháng đầu năm 2018, mức độ tăng giá dịch vụ y tế và học phí diễn ra theo đúng kế hoạch của hai Thông tư và Nghị định trên, mức tăng giá lớn nhất là dịch vụ y tế và mức tăng giá dịch vụ giáo dục xếp thứ 3.

    Trong năm 2018, giá dầu diễn biến đột biến có thời điểm lên giá hơn 86 USD/thùng, so với 2017 tăng hơn 47%. Việc tăng giá mạnh này ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng và tác động gián tiếp lên hoạt động sản xuất khiến gia tăng chi phí sản xuất.

    Có 2 nguyên nhân dẫn đến giá dầu tăng trong năm nay: (1) Các nước OPEC giảm sút mạnh sản lượng dầu khai thác cộng thêm việc các nước xuất khẩu dầu bị khủng hoảng kinh tế. (2) Nguồn cung dầu bị sụt giảm mạnh mẽ do Mỹ thực hiện việc trừng phạt thương mại lên Iran.

    Giá các mặt hàng Nhà nước quản lý tác động chính lên lạm phát, đồng thời lạm phát cũng phụ thuộc vào các nhân tố khác như áp lực từ phía cầu và chính sách tiền tệ.

    muc-tieu-lam-phat-nam-2019-o-muc-4%-lieu-co-kha-thi-2.jpg

    Trong năm 2019, dự báo sẽ kiểm soát lạm phát với mục tiêu là 4%

    Lạm phát trong năm sau bị ảnh hưởng từ môi trường quốc tế như giá xăng dầu, chiến tranh thương mại, đồng thời chịu tác động bởi giá các mặt hàng trong nước. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước định hướng kiên định, nhằm duy trì kỳ vọng lạm phát được ổn định, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mục tiêu 4% trong năm 2019.

    Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò quan trọng để bình ổn và định hướng thị trường bằng các chính sách điều hành nhất quán và kiên định đối với mức lạm phát mục tiêu.

    Giá cả các mặt hàng do Nhà nước quản lý và khủng hoảng ở các thị trường mới nổi là 2 yếu tố tạo áp lực lên lạm phát:

    Trong năm 2018, việc tăng giá điện đã được lùi lại thời gian thực hiện cũng như đã điều chỉnh giảm giá cho dịch vụ y tế. Tuy vậy việc tăng giá này không thể trì hoãn mãi qua các năm. Nguyên do nếu các mặt hàng do Nhà nước quản lý cứ kéo dài việc trì hoãn tăng giá sẽ làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng.

    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thế Hưng có nghiên cứu (2018) như sau: tăng giá điện sẽ tác động trực tiếp đến hộ gia đình, dẫn đến việc giảm đi tương đối của ngân sách gia đình, đồng thời làm gia tăng chi phí đầu vào đối với các ngành sản xuất sử dụng điện, cuối cùng chi phí này được chuyển sang cho người tiêu dùng.

    Giả định giá điện tăng 5% sẽ tác động trực tiếp làm sức mua chung của hộ gia đình giảm, tương ứng CPI tăng 0,12%. Bên cạnh đó, thông qua giá xăng dầu Chính phủ gắn thuế bảo vệ môi trường vào đó cũng làm tăng lạm phát tăng lên khoảng 0,18-0,27%.

    Lạm phát chịu sự tác động từ việc đồng tiền trong nước mất giá trong tương quan với các ngoại tệ có giao dịch thương mại với nước ta. Thật vậy, tỷ giá danh nghĩa USD/VND chỉ neo theo USD có vẻ không thể hiện được hết sự tương quan với diễn biến lạm phát của Việt Nam. Trong khi đó, tỷ giá danh nghĩa với đồng tiền 20 đối tác thương mại chính của nước ta (NEER) lại có sự tương quan với diễn biến của lạm phát cũng như chỉ số giá sản xuất tới hơn 90% theo quan sát từ 2011 đến nay.

    Ngoài ra, trong năm 2018, thị trường ngoại hối thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là thị trường mới nổi cũng như các nước trong khu vực.

    Đến nay, Bath Thái giảm 1,7%; Đô la Singapore giảm 3,2%; Ringgit Malaysia giảm 3,4%; Peso Philippines giảm 6,9%; Nhân dân tệ Trung Quốc giảm 7,2%; Rupiah Indonesia giảm 12%. Trong năm 2019, có vẻ như rủi ro vẫn tiếp tục gia tăng ở các thị trường mới nổi.
    Vì vậy nếu trong năm 2019, việc mất giá mạnh cứ tiếp tục diễn ra ở các quốc gia đối tác thương mại với nước ta thì sẽ gây áp lực lên lạm phát trong nước.

    Giá dầu, chính sách tiền tệ và từ phía cầu sẽ hỗ trợ cho áp lực lạm phát hạ nhiệt

    Nếu giá dầu vẫn được duy trì ở mức thấp thì áp lực lạm phát sẽ hạ nhiệt: Trong những tháng gần đây sản lượng dầu khai thác của OPEC và Nga tiếp tục tăng nên dự báo nguồn cung dầu mỏ trong năm 2019 sẽ dồi dào. Đặc biệt là trong điều kiện công nghệ khai thác được cải tiến giúp cho việc khai thác dầu mỏ được hiệu quả hơn.

    Mặt khác, trong năm sau nhu cầu dầu mỏ cho hoạt động sản xuất giảm đi do tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống. Vì vậy, với việc chênh lệch cung cầu và trong bối cảnh Mỹ miễn trừ cho 8 quốc gia đồng minh được mua dầu mỏ từ Iran thì giá dầu có khả năng duy trì mức thấp.

    Theo Tổ chức Năng lượng Mỹ (EIA), JP Morgan hay Citibank thì trong năm 2019 dự báo giá dầu Brent dao động khoảng 70-73 USD/thùng, so với mức trung bình ở thời điểm hiện tại là tương đương.

    Các công cụ tiền tệ đóng vai trò điều hành linh hoạt

    muc-tieu-lam-phat-nam-2019-o-muc-4%-lieu-co-kha-thi-3.jpg

    Kể từ 2013 đến nay, cùng với quỹ bình ổn giá, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cung tiền một cách linh hoạt, ổn định, thận trọng với diễn biến của lạm phát và mục tiêu tăng trưởng đề ra.

    Qua các năm tăng trưởng tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định và chất lượng hơn. Kể từ 2016 đến nay, cung tiền và tín dụng có sự tăng trưởng ổn định đã hỗ trợ cho lạm phát.

    Giai đoạn từ 2012-2017, tăng trưởng kinh tế trong nước hồi phục rõ nét thể hiện qua: chênh lệch sản lượng tiềm năng vào năm 2013-2014 có mức âm lớn, đến năm 2016 đã nhanh chóng co hẹp lại và năm 2017 đã chuyển sang mức dương.

    Nhưng theo dự báo của IMF, trong 2 năm tới, tăng trưởng GDP toàn cầu cũng như tăng trưởng kinh tế của nước ta và chênh lệch sản lượng tiềm năng sẽ có xu hướng giảm dần, hỗ trợ cho lạm phát 2019.

    muc-tieu-lam-phat-nam-2019-o-muc-4%-lieu-co-kha-thi-4.jpg

    Trên cơ sở phân tích trên, với các yếu tố đầu vào là chênh lệch sản lượng tiềm năng, tỷ giá danh nghĩa đa phương và giá dầu thế giới, dự báo lạm phát năm 2019 là 3,82% (tăng nhẹ so với mức lạm phát dự kiến 3,6% của năm 2018)

    Nếu giá điện và thuế bảo vệ môi trường được tăng lên thì lạm phát có khả năng chạm mức mục tiêu 4% do Chính phủ đề ra.

    Theo VnEconomy

    Xem thêm:

    >> Bất ngờ khi Dragon Capital VEIL loại Vinamilk ra khỏi danh mục 10 khoản đầu tư lớn nhất
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ ra sao khi tăng trưởng quý I giảm? Tin tức kinh tế - xã hội 18/3/19
    Những động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019 Tin tức kinh tế - xã hội 14/3/19
    Nhập siêu sẽ quay trở lại trong năm 2019? Tin tức kinh tế - xã hội 28/1/19
    Dự đoán cho kinh tế thế giới năm 2019 Tin tức kinh tế - xã hội 7/1/19
    Góc nhìn của các tổ chức trong nước và quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019 Tin tức kinh tế - xã hội 2/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này