Nhìn lại 4 cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử nhân loại

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 6/9/19.

Lượt xem : 1,544

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    nhin-lai-4-cuoc-khung-hoang-kinh-te-toi-te-nhat-lich-su-nhan-loai-1.jpg

    Khủng hoảng kinh tế là điều ai cũng lo sợ, đặc biết với nhà đầu tư thì nó còn tệ hơn việc động đất, sóng thần. Đây là điều không ai mong muốn nhưng tiếc rằng khủng hoảng kinh tế vẫn diễn ra thường xuyên với tất cả các quốc gia trên toàn Thế giới.


    Lịch sử từng chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, hậu quả gây ra tùy theo mức độ nhưng có lẽ 4 cuộc khủng hoảng sau đây là nặng nề và tàn khốc nhất mà con người phải hứng chịu.

    1. ĐẠI KHỦNG HOẢNG NĂM 1929

    Dẫn đầu danh sách này là cuộc Đại khủng hoảng xảy ra vào năm 1929 và bắt đầu tại Mỹ. Vì là nền kinh tế lớn nhất Thế giới nên không khó hiểu khi Mỹ khủng hoảng thì tất cả những nước còn lại cũng ảnh hưởng theo. Nhiều người nhận định đây là thảm họa Tài chính lớn nhất trong Thế kỷ 20 bắt nguồn từ việc phố Wall sụp đổ vào năm 1929.

    nhin-lai-4-cuoc-khung-hoang-kinh-te-toi-te-nhat-lich-su-nhan-loai-2.jpg
    Đại khủng hoảng năm 1929 đến nay vẫn còn là nỗi ám ảnh với nhiều người dân Mỹ.

    Cuộc khủng hoảng lan rộng ra, nhiều nước phát triển trên Thế giới gánh chịu hậu quả nặng nề khi tình trạng thất nghiệp, thiếu lương thực, thuốc men diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Những chính sách sai lầm của Chính phủ Mỹ khi cho sản xuất hàng hóa quá nhiều dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa.

    Hàng hóa nhiều nhưng thu nhập của người dân lại không đủ để mua dẫn đến nạn đói, người nghèo không có ăn, người giàu thì mang đổ xuống biển, phá hoại để tránh mất giá. Hàng triệu người thất nghiệp, không có nhà cửa để ở và thậm chí là chết đói đầy đường phố xa hoa tại New York là điều mà người dân Mỹ không bao giờ muốn nhắc lại khi nói về Đại khủng hoảng năm 1929.
    2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á NĂM 1997

    Năm 1997, các nước Đông Á, Đông Nam Á chao đảo vì nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém và một phần do các nhà đầu tư nước ngoài, những quỹ đầu tư lớn đồng loạt rút vốn. Tiềm năng của các nước châu Á lúc này là rất lớn vì thế nhà đầu tư xem đây là miếng mồi béo bở, họ đổ vốn liên tục tạo nên sự lạc quan quá đà.

    Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, họ đồng loạt rút vốn vì nhận thấy những nguy hiểm tiềm tàng từ việc quá mức tín dụng và tích lũy nợ lớn. Điều này khiến cho những nước như Đài Loan, Hồng Kông, Lào, Philippines và đặc biệt là 3 nước Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia rơi vào tình trạng kiệt quệ sau nhiều năm phát triển mạnh.

    nhin-lai-4-cuoc-khung-hoang-kinh-te-toi-te-nhat-lich-su-nhan-loai-3.jpg
    Nhiều người cho rằng George Soros là người đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á và kiếm về bộn tiền.

    Khủng hoảng lan rộng ra toàn cầu, tác động lớn đến nhiều quốc gia lớn và chỉ đến khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cứu trợ các nước trên mới thoát khỏi cảnh vỡ nợ.Một điều nổi bật nữa trong cuộc khủng hoảng này đó là George Soros là một trong số những nhân vật chính có liên quan đến.
    3. KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG NĂM 1772

    Mặc dù cuộc khủng hoảng này đã đi qua được rất lâu nhưng bài học về nó vẫn còn nguyên giá trị cho ngày hôm nay. Mọi thứ bắt đầu ở Anh khi các ngân hàng đồng loạt mở rộng hoạt động tín dụng quá mức của mình.

    Đến năm 1772, Alexander Fordyce - một đối tác của ngân hàng Neal, James, Fordyce và Down tại London đã bỏ trốn khi còn một khoản nợ rất lớn chưa thanh toán. Tin tức lan ra ngoài, nhiều người hoảng loạn chạy đến ngân hàng xin rút tiền ngay lập tức vì sợ nguy cơ vỡ nợ.

    nhin-lai-4-cuoc-khung-hoang-kinh-te-toi-te-nhat-lich-su-nhan-loai-4.jpg
    Khủng khoảng tín dụng năm 1772 là một trong số những nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Mỹ và tiệc trà Boston.

    Mọi thứ càng nghiêm trọng hơn khi những tin tức xấu liên tục được tung ra khiến chủ nợ đứng chật kín trước các ngân hàng mong rút được tiền.
    Khủng hoảng lan rộng sang những nước láng giềng như Scotland, Hà Lan và những nước thuộc địa của Anh ở khắp Thế giới.

    Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772 còn là nguyên nhân gây nên cuộc Cách mạng Mỹ.
    4. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008

    Hàng triệu người mất việc làm trên toàn Thế giới, hàng tỷ đô la đã mất vì cuộc khủng hoảng này. Nguyên nhân do thị trường nhà đất tại Mỹ sụp đổ, ngân hàng Lehman Brothers phá sản ảnh hưởng đến hàng loạt công ty lớn nhỏ tại Mỹ phá sản theo. Chu kỳ 10 năm từ đó được mọi người nhắc đến như cột mốc cho một cuộc khủng hoảng mới (1987, 1997, 2008).

    nhin-lai-4-cuoc-khung-hoang-kinh-te-toi-te-nhat-lich-su-nhan-loai-5.gif

    Trên đây là một số cuộc khủng hoảng kinh tế nổi bật mà con người phải gánh chịu. Hơn ai hết chính những người dân là những người chịu đựng nhiều nhất khi khủng hoảng kinh tế thường đi kèm với nạn đói, thất nghiệp, vô gia cư.

    Năm nay là năm 2019, liệu chu kỳ 10 năm có còn lặp lại khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang rất căng thẳng?

    Xem thêm:

    ->> Sự khác nhau cơ bản giữa hai sàn chứng khoán lớn nhất Thế giới: NYSE và NASDAQ
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này