Những rủi ro mà kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt trong giai đoạn tới

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 16/12/18.

Lượt xem : 2,378

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    nhung-rui-ro-ma-kinh-te-VN-phai-doi-mat-trong-giai-doan-toi.png

    Theo Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì Việt Nam sẽ hấp thụ rất nhanh những rủi ro nhưng lại chậm trễ trong việc tận dụng cơ hội và đây là đặc điểm của cơ cấu kinh tế Việt Nam.

    Trong báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam của World Bank thì tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn vững vàng trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức và trở lực. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến 2020 tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm dần do sự tích tụ của những rủi ro tiềm ẩn. Báo cáo đã chỉ ra Việt Nam có độ mở cao về thương mại, còn hạn chế về dư địa chính sách tài khóa, dẫn đến nền kinh tế Việt Nam sẽ dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động.

    Theo World Bank, việc leo thang của căng thẳng thương mại toàn cầu sẽ làm cho nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu bị suy giảm. Đồng thời, dòng vốn đầu tư và đầu tư nước ngoài có khả năng giảm xuống do việc thắt chặt thanh khoản trên toàn cầu. Việc chậm cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng trong nước cũng có thể tác động đến khả năng tăng trưởng và làm tăng các nghĩa vụ cho khu vực công trong tương lai.

    Dựa vào đó, World Bank đã dự báo GDP của Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 6,8% và chậm dần qua hai năm 2019 là 6,6% và năm 2020 là 6,5%. Nhờ vào chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%.
    Về phía Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF) lại có một dự báo khác. NCIF đưa ra số liệu tăng trưởng năm 2018 của Việt Nam có thể đạt mức 7%, đồng thời tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2019-2020 khả năng đạt được 6,9 – 7,1%, có nghĩa là sẽ không bị chậm lại.

    Tuy nhiên, phía NCIF cũng tán đồng với nhận định của World Bank là nền kinh tế nước ta đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trưởng Ban Kinh tế Thế giới của NCIF - Tiến sĩ Trần Toàn Thắng cho biết cùng với việc bất ổn từ các thị trường đang gia tăng thì thương mại và đầu tư toàn cầu nhìn chung đang đi xuống, mà đại biểu cho những vấn đề này là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

    Ông Trần Toàn Thắng dẫn lại lời phân tích của Quỹ tiền tệ thế giới IMF là Việt Nam sẽ hấp thụ rất nhanh những rủi ro nhưng lại chậm trễ trong việc tận dụng cơ hội và đây là đặc điểm cơ cấu kinh tế Việt Nam.

    Cũng theo ông Thắng, vấn đề chính nằm ở tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Trong năm 2018, nếu xem xét về khía cạnh tăng trưởng và thu hút đầu tư thì kinh tế trong nước có nhiều kết quả tương đối tích cực. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu các luồng thương mại đang dịch chuyển hướng đi sẽ đổ vào thị trường Việt Nam, do đó trên bình diện chung là sẽ mang lại lợi ích chứ không có hại.

    Nhưng về lâu dài, khi mà đòn chiến tranh thương mại đã thực sự "ngấm", đòi hỏi phải thay đổi về đầu mối chuỗi cung ứng trong toàn bộ khu vực sản xuất cả nước thì lúc đó sẽ có nhiều tác động tiêu cực lên Việt Nam.

    Đơn cử đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, trước đây Việt Nam có thể nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc với số lượng lớn nhưng trong tương lai hoạt động này sẽ không còn tiếp diễn được nữa. Khi đó, Việt Nam sẽ phải thay đổi nguồn cung nguyên liệu đầu vào từ nước khác kéo theo chi phí sản xuất tăng lên.

    Theo nhận định của NCIF, trong giai đoạn 2019-2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào khu vực FDI ngày càng nhiều dẫn đến rủi ro cũng tăng lên. Do FDI ở nước ta hiện đang tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu nên nếu xảy ra các vụ kiện hoặc xung đột thương mại thì sẽ tác động rất mạnh vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Đồng thời cung tiền cũng như tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao, kéo dài là các yếu tố gây ra rủi ro tiềm ẩn về việc mất ổn định kinh tế vĩ mô và nợ quốc gia.

    nhung-rui-ro-ma-kinh-te-viet-nam-se-doi-mat-trong-giai-doan-toi-2.jpg

    Trong bối cảnh về Hiệp định CPTPP và EVFTA, World Bank cũng có báo cáo nhận định là tuy thuế quan Việt Nam đang giảm nhanh với mức thuế ưu đãi bình quân trong giai đoạn 2003-2015 đã giảm từ 13,1% xuống còn 6,3% nhưng các biện pháp phi thuế quan lại tăng đến trên 20 lần.

    Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu không thực hiện tốt việc thiết kế và triển khai các biện pháp phi thuế quan thì hoạt động thương mại sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến giá cả bị méo mó, cũng như năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ bị suy yếu. Theo World Bank, Việt Nam hiện nay có hệ thống phi thuế quan phức tạp, tốn kém và chi phí tuân thủ cao.

    Theo Tri thức trẻ

    Xem thêm:

    >> Ngành gỗ với chiến tranh thương mại: Cơ hội chưa rõ ràng nhưng thách thức lớn trước mắt

     
  2. Đang tải...


  3. KieuanhJoma

    KieuanhJoma Guest

    Bài viết rất hay, tks nhé!
     
    Last edited by a moderator: 11/3/19
  4. huyvu1321

    huyvu1321 Guest

    up bai
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này