[Phân tích cơ bản nâng cao] Dòng tiền tự do của doanh nghiệp - Khái niệm và cách sử dụng

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 27/12/18.

Lượt xem : 9,582

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,446
    phan-tich-co-ban-nang-cao-dong-tien-tu-do-cua-doanh-nghiep-khai-niem-va-cach-su-dung-1.jpg
    Dòng tiền tự do của doanh nghiệp có tên tiếng Anh là Free Cash Flow for the Firm (FCFF) là một trong những tiêu chuẩn để phân tích, so sánh và định giá một doanh nghiệp (định giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó).

    Bên cạnh những kiến thức căn bản về phân tích cơ bản, Kakata sẽ giúp anh em có thể tiếp cận những kiến thức nâng cao của trường phái này. Dẫu rằng nó cũng chẳng dễ dàng tiếp thu và rất ít anh em quan tâm đến, nhưng nói gì thì nói đầu tư chứng khoán mà không giỏi phân tích cơ bản thì khó mà thành công được. Chúng ta không chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật để đầu tư một cổ phiếu được anh em ạ.

    Do đó, tôi sẽ có những bài viết từ cơ bản đến nâng cao về phân tích cơ bản để chia sẻ với anh em. Anh em ủng hộ thêm cho Kakata nhé.

    DÒNG TIỀN TỰ DO CHO DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

    Định nghĩa đã nói ở phần trên rồi, tôi xin nói thêm dòng tiền tự do cho doanh nghiệp viết tắt là FCFF là dòng tiền còn lại sau khi tài trợ cho các dự án ròng có hiệu quả cho doanh nghiệp.

    Cha đẻ của khái niệm FCFF là Michael Jensen trong quyển "The Modern theory of corporate finance".

    Để xác định được FCFF của một doanh nghiệp có khá nhiều công thức, đây là một công thức thông dụng:

    FCFF = Dòng tiền từ HĐKD + [chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất TNDN)] – Chi phí vốn
    Trong đó:
    • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể là khoản mục “lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh”.
    • Điều chỉnh lãi suất là [chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất thuế TNDN)]
    • Chi phí lãi vay là chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh.
    • Thuế suất thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam là 20%.
    • Chi phí vốn (capex) là chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể là khoản mục “tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định”.
    Ngoài ra còn có một số công thức tính FCFF khác như:

    FCFF = thu nhập ròng + chi phí không dùng tiền + lãi x (1 – thuế suất thuế TNDN) – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động

    FCFF = EBIT x (1 – thuế suất thuế TNDN) + khấu hao – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động

    FCFF = EBITDA x (1 – thuế suất thuế TNDN) + khấu hao x thuế suất thuế TNDN – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động

    TẠI SAO PHẢI BIẾT ĐỂ DÒNG TIỀN TỰ DO CHO DOANH NGHIỆP ?

    phan-tich-co-ban-nang-cao-dong-tien-tu-do-cua-doanh-nghiep-khai-niem-va-cach-su-dung-3.jpg
    Đây là một chỉ số tài chính quan trọng nhưng lại không được tính toán rộng rãi. Kể cả các trang thông tin điện tử lớn cũng không tính sẵn, do đó mà nhà đầu tư ít có cơ hội được tiếp xúc và sử dụng.

    FCFF nói lên giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp. Vì theo lý thuyết, giá trị thực của một cổ phiếu là sự chiết khấu về hiện tại của tổng các dòng tiền mặt ước tính trong tương lai của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, người ta ước tính dòng tiền mặt của mỗi năm trong tương lai, sau đó cộng lại và chiết khấu về giá hiện tại sẽ được giá trị thực của công ty.

    Chúng ta sử dụng FCFF như các chỉ số tài chính khác, tức là so sánh nó ở hiện tại với các năm trước để xem chiều hướng của nó như thế nào, đang tăng hay đang giảm.

    Nếu FCFF tích cực thì có nghĩa là doanh nghiệp vẫn còn tiền mặt sau khi đã trừ đi các chi phí cũng như tiền đầu tư dự án. Nhờ đó mà khả năng trả cổ tức cho cổ động hoặc mua lại cổ phiếu quỹ làm tăng giá cổ phiếu là rất cao. Nhờ có FCFF tích cực, doanh nghiệp có thể có khả năng trả các khoản nợ vay, hoặc tái đầu tư nâng cao quy mô doanh nghiệp. Nói chung, FCFF tích cực, sẽ có lợi rất lớn đối với doanh nghiệp.

    Ngược lại, FCFF tiêu cực thì có nghĩa là doanh thu tạo ra không đủ để trả các khoản chi phí và tiền chi cho dự án đầu tư. Doanh nghiệp đang khá khó khăn, và chắc chắn là chuyện trả cổ tức hay mua là cổ phiếu quỹ là rất khó. Nói chung, FCFF mà tiêu cực thì đừng nghĩ đến việc giá cổ phiếu sẽ tăng.

    Lúc này, điều cần làm đối với nhà đầu tư là nghiên cứu xem doanh nghiệp mà bạn đang mua tại sao lại có dòng tiền FCFF tiêu cực, từ đó mới xem xét là có nên giữ hay không, hoặc có nên mua mới hay không.

    Đó là chiến lược mua - bán đầu tư cổ phiếu dựa vào FCFF.

    MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA VIỆC TÍNH TOÁN DÒNG TIỀN TỰ DO

    phan-tich-co-ban-nang-cao-dong-tien-tu-do-cua-doanh-nghiep-khai-niem-va-cach-su-dung-2.jpg

    Có rất nhiều phương pháp để đánh giá dòng tiền tự do của một doanh nghiệp, do đó mỗi nhà đầu tư sẽ có một cách tính riêng và con số khác nhau.

    Có những người lập luận dòng tiền tự do là tiền mặt còn lại sau khi đã trừ các chi phí tài chính. Cũng có người cho rằng nó là tiền mặt còn lại sau khi đã trả lãi các khoản nợ và chi trả cổ tức cho cổ đông...

    Chúng ta có 3 cách hiểu về dòng tiền tự do như sau:

    Dòng tiền tự do - Free Cash Flow

    FCF = Dòng tiền từ HĐKD – Chi phí vốn
    Đây là cách hiểu đơn giản nhất tức là bắt đầu từng dòng tiền cho hoạt động kinh doanh cốt lõi trừ đi phần chi phí vốn sẽ ra được dòng tiền tự do.

    Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp - FCFF

    Tức là cũng như trên nhưng chúng ta sẽ cộng thêm phần điều chỉnh lãi suất. Điều chỉnh lãi suất được tính bằng CP lãi vay x (1 – Thuế suất thuế TNDN). Như vậy, dòng tiền tự do theo cách này phải bao gồm cả thuế vào nữa. Công thức tổng quát:

    FCFF = Dòng tiền từ HĐKD + [chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất TNDN)] – Chi phí vốn
    Dòng tiền tự do cho vốn chủ sở hữu - Free Cash Flow to Equity

    FCFE = Dòng tiền từ HĐKD – Chi phí vốn + Các khoản đi vay – Các khoản trả nợ
    Theo định nghĩa này thì giống như cách hiểu đơn giản nhưng phải cộng thêm các khoản đi vay và trừ các khoản trả nợ.

    Dễ hiểu lắm, tiền bạn hiệu có thì có phải là một phần bạn nhận được từ việc đi vay đúng không, và phải bỏ đi các khoản bạn phải đã trả cho chủ nợ. Số tiền còn lại chính là tiền tự do cũng chính là dòng tiền của người sở hữu, nên mới gọi nó là dòng tiền tự do cho vốn chủ sở hữu.

    Như vậy, để tính dòng tiền tự do của một doanh nghiệp chúng ta có tới ba khái niệm và ba cách quan điểm khác nhau FCF, FCFE và FCFF.
    Tôi đã trình bày xong khái niệm, cách tính, cách sử dụng và các dạng của dòng tiền tự do. Nếu có thời gian, tôi sẽ chia sẻ tiếp với anh em cách định giá một cổ phiếu dựa vào dòng tiền tự do. Anh em ủng hộ thêm cho Kakata nhé!

    Tham khảo toidautu
    Xem thêm:

    >> Các phương pháp đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Tôi đã lên trình phân tích kỹ thuật khi biết điều này Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 13/5/24
    Phân tích dòng tiền qua các chỉ số cơ bản có thể giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 8/10/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Phân tích sức mạnh tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - phân tích một công ty tăng trưởng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/8/19
    Warren Buffett phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để lựa chọn cổ phiếu như thế nào? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 23/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này