Phương pháp chọn siêu cổ phiếu của Warren Buffett trong phi vụ La-Z-Boy

Thảo luận trong 'Phương pháp đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 22/11/18.

Lượt xem : 2,399

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phuong-phap-chon-sieu-co-phieu-cua-warren-buffett-trong-phi-vu-la-z-boy-1.png

    La-Z-Boy là một trong những công ty được Warren Buffet đã từng mua với số lượng lớn. Số vốn đầu tư có thể tăng lên gấp đôi nếu ông giữ lượng cổ phiếu này đến năm 2016.


    Để được thành quả này, dĩ nhiên Warren Buffet và cộng sự đã phải phân tích rất kỹ và dĩ nhiên là phải dựa vào những nguyên tắc cũng như phương pháp riêng. Vậy phương pháp mà Warren Buffet sử dụng cụ thể là như thế nào? Ông phân tích La-Z-Boy như thế nào để đưa đến quyết định mua lượng lớn cổ phiếu và thành công như vậy.

    Hôm nay chúng ta sẽ cùng học hỏi Ngài Warren Buffet để rút kinh nghiệm và cải thiện kỹ năng phân tích đầu tư của chính mình nhé.

    LA-Z-BOY LÀ CÔNG TY NHƯ THẾ NÀO?

    La-Z-Boy là hãng bán lẻ nội thất của Mỹ có trụ sở tại bang Michigan. Với bề dày thâm niên trong ngành từ năm 1927, La-Z-Boy đã có hơn 200 loại sản phẩm nội thất phong phú và đa dạng phân phối cho nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Đức, Pháp, Nhật,... Kể từ năm 1997, cổ phiếu La-Z-Boy trở thành một điểm sáng trên thị trường chứng khoán Mỹ.

    phuong-phap-chon-sieu-co-phieu-cua-warren-buffett-trong-phi-vu-la-z-boy-2.jpg

    WARREN BUFFET LỰA CHỌN CỔ PHIẾU LA-Z-BOY NHƯ THẾ NÀO?

    Năm 2000, La-Z-Boy rơi vào cơn khủng hoảng khiến giá cổ phiếu chỉ còn 14 USD/ cp. Warren Buffett đã quyết định gom mua cổ phiếu này. Tại sao ông lại quyết định mua trong khi La-Z-Boy khủng hoảng như vậy.

    Sau đây sẽ là 10 tiêu chí để Warren Buffett phân tích và quyết định mua cổ phiếu La-Z-Boy. Từ đó, chúng ta có thể rút ra bài học và xây dựng phương pháp đầu tư cho mình tham khảo theo chiến lược này của Warren Buffett.

    Tiêu chí 1: Mô hình kinh doanh dễ hiểu, chỉ bán đồ nội thất. Có lợi thế cạnh tranh rất tốt, mang tính bền vững nhờ thương hiệu đã tồn tại từ năm 1927 cũng như mẫu mã đa dạng phong phú.

    Tiêu chí 2: Nợ dài hạn được kiểm soát tốt. Trong phân tích doanh nghiệp, nợ dài hạn rất được chú ý bởi nó có ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu nợ quá nhiều thì rủi ro vỡ nợ rất cao làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nợ dài hạn của La-Z-Boy là 100 triệu USD nhưng mỗi năm công ty này lại thu về một khoản lợi nhuận là 92 triệu USD. Do đó, việc trả khoản nợ dài hạn đối với La-Z-Boy là hoàn toàn khả thi.

    Tiêu chí 3: Tỷ lệ tăng trưởng của La-Z-Boy trung bình là hơn 14%, so với trung bình ngành thì đây là con số khá cao.

    Tiêu chí 4: La-Z-Boy chỉ sử dụng vốn để làm hai việc: tập trung vào hiệu quả hoạt động và mua các cơ sở sản xuất đồ gỗ. Ngoài ra không đầu tư linh tinh.

    Tiêu chí 5: Đây là tiêu chí mà Warren Buffet rất thích đó là La-Z-Boy mua lại cổ phiếu của chính mình. Trong 10 năm cuối thế kỷ 20, La-Z-Boy đã mua tổng cộng 1.4 triệu cổ phiếu quỹ.

    Tiêu chí 6: Ban lãnh đạo la-Z-Boy quan tâm đến giá trị cổ đông bằng cách đầu tư phần thu nhập giữ lại. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, EPS của La-Z-Boy tăng từ 0.43 lên 1.61 USD (EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu).

    Tiêu chí 7: Chỉ số ROE cao hơn bình quân ngành. ROE là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE cho biết với 1 đồng vốn bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lãi. Chỉ số này cao hơn bình quân ngành cho thấy La-Z-Boy hoạt động thực sự hiệu quả. ROE ngành là 12.1% trong khi ROE của La-Z-Boy là 12.8%. Năm 2000 đạt 16.5%. Khá ấn tượng.

    Tiêu chí 8: Chỉ số ROIC (lợi nhuận trên vốn đầu tư) cũng cao hơn mức trung bình ngành. ROIC là gì, phân tích như thế nào thì tôi đã có 1 bài viết về phương pháp lựa chọn cổ phiếu tốt và rẻ của Joel GreenBlatt. Anh em có thể xem tại đây:

    >> Lựa chọn một cổ phiếu tốt với phương pháp của Joel Greenblatt - một hiện tượng đầu tư chứng khoán

    >> Mua cổ phiếu vừa rẻ vừa tốt theo phương pháp của Joel Greenblatt (Phần 2)


    Tiêu chí 9: Tỷ lệ lạm phát trong những năm 90 khá cao, do đó giá cả nội thất của La-Z-Boy cũng tăng giá, những tỷ lệ tăng trưởng, ROE, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đều tăng qua các năm, điều nay cho thấy La-Z-Boy có khả năng vượt qua sóng gió rất tốt.

    Tiêu chí 10: Trong 40 năm liền, La-Z-Boy vẫn giữ 1 sản phẩm bán chạy duy nhất mà không bị lỗi thời. Một mặt giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu, marketing sản phẩm, vận hành, nâng cấp. Mặt khác, sản phẩm mới sẽ là một tài sản vô giá cho công ty giống như CocaCola có công thức nước ngọt không đổi, Heineken có công thức làm bia vẫn giữ từng ấy năm. Đó là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ hiệu quả.

    Với 10 tiêu chí này, Warren Buffett đã mua La-Z-Boy vào năm 2000 và bán nó vào năm 2002.

    Sau đây là đồ thị cổ phiếu La-Z-Boy kể từ IPO đến nay:

    phuong-phap-chon-sieu-co-phieu-cua-warren-buffett-trong-phi-vu-la-z-boy-3.png
    Với 10 tiêu chí trên đây, tôi tin là nó rất dễ hiểu với mọi người. Tóm lại vẫn là xoay quanh câu chuyện lợi thế cạnh tranh và dùng các chỉ số tài chính để chứng minh lợi thế cạnh tranh đó để quyết định mua cổ phiếu.
    Tôi vừa trình bày xong một phương pháp đầu tư cổ phiếu của Warren Buffett. Hy vọng phương pháp này hữu ích cho anh em nhà đầu tư.

    Tham khảo vietnambiz.vn

    Xem thêm:

    >> Các phương pháp đầu tư cổ phiếu khác
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Wyckoff 369 - Nhận diện Phân phối theo phương pháp Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 1/10/24
    Wyckoff 369 – Nhận diện Tích lũy theo phương pháp Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 30/9/24
    Wyckoff 369 - Quy luật Nỗ lực Kết quả của phương pháp Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 9/9/24
    Wyckoff 369 - Quy luật Nguyên nhân Kết quả của phương pháp Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 23/8/24
    Wyckoff 369 - Quy luật Cung Cầu của phương pháp Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 21/8/24

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này