Pivot - Điểm Xoay: Công cụ căn bản dành cho anh em phái sinh (Phần 1)

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 6/12/18.

Lượt xem : 3,360

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    pivot-diem-xoay-cong-cu-can-ban-danh-cho-anh-em-phai-sinh-phan-1.jpg

    Pivot là một trong những công cụ nổi tiếng được các nhà đầu tư trên thế giới ưa dùng. Bởi lẽ sự tính toán đỉnh đáy ngắn hạn của nó khá là chính xác và nhà đầu tư có thể tận dụng Pivot Point để giao dịch Scalping cũng như giao dịch theo xu hướng đều được.

    Nhưng có lẽ bản chất của nó là giao dịch trong ngày nên ít được anh em Việt Nam biết tới, nó thường được anh em Forex và CFD sử dụng cho day trading, cho đến khi phái sinh về Việt Nam thì mọi người mới có một ít khái niệm về nó. Nhưng tôi nghĩ đây là một công cụ khá tuyệt vời cho anh em phái sinh giao dịch trong ngày.

    Hôm nay phần 1 tôi sẽ tập trung vào giới thiệu Pivot Poin là gì và cách tính toán nó ra sao, phần sau tôi sẽ giới thiệu chiến lược cụ thể và cách phối hợp nó với các hỗ trợ kháng cự. Trước tiên các bạn cần phải hiểu rõ cấu tạo của nó đã sau đó chúng ta mới đi vào chiến lược được.

    PIVOT POINT LÀ GÌ ?

    Pivot Point là một tập họp các mức mà tại đó khả năng giá hồi lại rất cao, hay nói cách khác PP giúp nhận diện các mức hỗ trợ kháng cự mạnh, không giống như những chỉ báo khác đã học, PP là mức hỗ trợ kháng cự cứng không biến động con số theo giá như RSI, MACD, hay là Stoch.

    Pivot Point cũng có thể được xem đơn giản như các mức Fibonacci với những hỗ trợ kháng cự mà nhiều người chú ý. Sự khác biệt giữa PP và Fibo là Fibo phải đo đạc đỉnh đáy khác nhau tùy vào điều kiện của thị trường, còn đối với PP công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp, chỉ cần hoàn thành cây nến D1 là đủ.

    Đối với những người thích giao dịch theo kiểu bật lại, họ sẽ dùng PP để tìm vùng đảo chiều khi ở PP xuất hiện những vùng mua hoặc bán. Đối với những người thích giao dịch theo kiểu phá vỡ, họ sẽ xem PP là những vùng chính cần phải phá vỡ trước khi đi mạnh.

    Đây là hình sơ bộ Pivot Point trên tradingview:

    pivot-diem-xoay-cong-cu-can-ban-danh-cho-anh-em-phai-sinh-phan-1 (2).jpg

    Công cụ PP bào gồm 1 đường trung tâm, 3 mức kháng cự vào 3 mức hỗ trợ xung quanh giá hiện tại

    PP là Pivot Point _ Điểm Xoay

    S là Support _ Hỗ Trợ

    R là Resistance _ Kháng Cự


    Tuy nhiên cũng đừng nghĩ S là hỗ trợ R là kháng cự, sẽ có những lúc thị trường biến đổi lúc đó chúng ta phải cần linh hoạt

    CẤU TẠO CỦA NÓ NHƯ THẾ NÀO ?

    Pivot Point và các mức hỗ trợ kháng cự được tính toán dựa trên giá đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của phiên giao dịch ngày hôm trước.

    Công thức tính như sau:

    PP = (H + L + C )/3

    R1 = (2 x PP ) - L

    R2 = PP+(H - L)

    R3 = H + 2 x (PP - L)

    S1 = (2 x PP) - H

    S2 = PP - (H - L)

    S3 = L - 2 x (H - PP)


    *Chú thích

    H : Giá cao nhất phiên trước

    L: Giá thấp nhất phiên trước

    C: Giá đóng cửa phiên trước

    MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PIVOT POINT MỚI

    Woodie Pivot Point

    R2 = PP + H - L

    R1 = (2 x PP) - L

    PP = ( H + L + 2C) /4

    S1 = (2 x PP) - H

    S2 = PP - H + L

    pivot-diem-xoay-cong-cu-can-ban-danh-cho-anh-em-phai-sinh-phan-1 (3).jpg

    Theo công thức trên bạn có thể thấy rằng cách tính PP của Woodie rất khác nhiều so với truyền thống, từ đó dẫn đến hỗ trợ kháng cự cũng khác.

    Nhiều người thích sử dụng Woodie bởi vì nó làm tăng trọng số cho giá đóng cửa phiên trước.

    Fibonacci Pivot Point

    R3 = PP + (H - L)

    R2 = PP + ((H - L) x 0.618)

    R1 = PP + ((H - L) x 0.382)

    PP = (H + L + C) / 3

    S1 = PP - ((H - L) x 0.382)

    S2 = PP - ((H -L) x 0.618)

    S3 = PP - (H -L)


    Fibonacci PP được tính toán dựa trên cách tính PP tiêu chuẩn sau đó nhân thêm biên độ hôm trước với các tỷ lệ Fibo. Nhiều người sử dụng con số 38.2%, 61.8%, 100% cho việc tính toán này, sau đó cộng hoặc trừ các con số này với PP, chúng ta có được Fibonacci Pivot Point

    Xem biểu đồ để thấy sự khác biệt:

    pivot-diem-xoay-cong-cu-can-ban-danh-cho-anh-em-phai-sinh-phan-1 (4).jpg

    PHƯƠNG PHÁP NÀO TỐT NHẤT ?

    Cũng như tất cả phương pháp khác và chỉ báo kỹ thuật, không có phương pháp nào la tốt nhất, bạn phải sử dụng phối hợp với các phương pháp và chỉ báo khác mà bạn dùng.

    Hẹn gặp các bạn những bài học sau tôi sẽ chia sẻ phương pháp giao dịch với PP

    Cám ơn đã theo dõi

    Xem thêm:

    >> Dùng MACD để tìm điểm mua cổ phiếu - Một chiến lược hiệu quả !


    Tô Đình Văn
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Pivot - Điểm xoay : Hướng dẫn giao dịch với công cụ Pivot Point cho anh em phái sinh (Phần 2) Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 7/12/18
    File code Ami Điểm mua, sử dụng trong uptrend Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 16/3/24
    Vùng hành động của nhà đầu cơ (TAZ) và điểm mua hợp lý trong xu hướng tăng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 7/11/19
    Kỹ thuật giao dịch theo xu hướng và nhận biết điểm đảo chiều với RSI Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 31/3/19
    Dùng MACD để tìm điểm mua cổ phiếu - Một chiến lược hiệu quả ! Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 9/11/18

  3. ogcunonx137

    ogcunonx137 Guest

    đã xem oke men , ae thấy sao nào !!!!
     
  4. thuyjapan91

    thuyjapan91 New Member

    Tham gia ngày:
    15/1/24
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    cho xin code với b
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này