Price Action nâng cao phần 3: mô hình nến xu hướng thất bại

Thảo luận trong 'Lớp học ứng dụng Price Action' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 3/2/19.

Lượt xem : 7,934

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    price-action-nang-cao-phan-3-mo-hinh-nen-xu-huong-that-bai-1.png

    Chủ đề Price Action nâng cao sẽ được tiếp tục với mô hình thứ hai trong chuỗi 8 mô hình nến Price Action ứng dụng thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh. Mô hình hôm nay chúng học là mô hình nến xu hướng thất bại.


    Ý tưởng của mô hình này là tận dụng sai lầm của những người thích giao dịch ngược với xu hướng của thị trường để vào lệnh với xác suất chiến thắng cao hơn.

    Xem lại bài trước:
    TẠI SAO LẠI CÓ MÔ HÌNH NẾN XU HƯỚNG THẤT BẠI ?

    Chúng ta thường được dạy rằng: phải đi theo xu hướng. Chỉ mua cổ phiếu trong xu hướng tăng, hoặc chỉ Long khi có xu hướng tăng, Short khi xu hướng giảm rõ ràng và không được làm ngược lại. Thế nhưng có rất nhiều trader rất thích đi ngược với xu hướng thị trường: bán trong xu hướng tăng và bắt đáy trong xu hướng giảm. Thật không may là họ thường thua lỗ nhưng đó lại là điều may mắn cho những ai biết tận dụng điều đó để biến thành cơ hội tuyệt vời.

    Tận dụng bằng cách nào, bạn thử nghĩ xem nhé, giả sử thị trường đang có xu hướng tăng, và những người thích đánh ngược xu hướng họ lại đi Short, đến khi giá không giảm mà lại tăng tiếp thì toàn bộ những người Short lúc đầu họ sẽ cắt lỗ bằng cách Buy lại hết, mà những lệnh Buy đó sẽ tạo xung lượng tăng giá (momentum) cực lớn để đẩy giá đi lên, từ đó mà chúng ta nương theo mà đặt lệnh BUY.

    Do đó, ý tưởng tận dụng sự thất bại của các trader đánh ngược xu hướng đã hình thành nên setup/ mô hình có tên là "nến xu hướng thất bại".

    Để mua bán theo mô hình này thành công, chúng ta cần có 2 yếu tố sau:

    + Nhiều nhà đầu tư đang đi ngược hướng

    + Họ buộc phải cắt lỗ, đồng loạt thoái lệnh.

    LÀM SAO ĐỂ BIẾT KHI NÀO ĐA SỐ NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG ĐI NGƯỢC XU HƯỚNG ?

    Trong một xu hướng, ví dụ xu hướng tăng, dấu hiệu để biết đám đông nhỏ lẻ đi ngược với xu hướng (bắt đỉnh) chính là cây nến giảm mạnh (nếu xét thêm volume, thì volume không cao). Cấn nến giảm mạnh này có giá mở cửa bằng với đỉnh hoặc gần đỉnh và có giá đóng cửa bằng đáy hoặc gần đáy (nến Marubozu).

    Cây nến giảm trong xu hướng tăng ở khung Daily lại là xu hướng giảm trong khung nhỏ hơn (H1, hoặc M15), vì thế mà ta gọi đó là nến xu hướng.

    Ngược lại, để tìm những người đi ngược với xu hướng giảm, ta chú ý đến những cây nến tăng mạnh.

    LÀM SAO ĐỂ BIẾT NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ ĐI NGƯỢC XU HƯỚNG ĐANG PHẢI CẮT LỖ ?

    Khi giá không đi như kỳ vọng của họ mà đi ngược lại. Ví dụ trong xu hướng tăng, cây nến giảm mạnh thể hiện lực bán xuống của những nhà đầu tư nhỏ lẻ đi ngược hướng, nhưng sau cây nến đó, thị trường không giảm nữa, thậm chí còn bật ngược tăng trở lại.

    Một khi nhận thấy sự sai lầm, họ sẽ lập tức thoát lệnh Short ngay, điều này làm giá tăng mạnh hơn. Đó là lúc chúng ta đang mong đợi.

    Đó là lý do tại sao gọi mô hình này là "nến xu hướng thất bại".

    LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM RA NẾN XU HƯỚNG THẤT BẠI ?

    Đầu tiên bạn phải nhận biết đâu là nến xu hướng (khác với nến không xu hướng):

    price-action-nang-cao-phan-3-mo-hinh-nen-xu-huong-that-bai-1.png

    Nến xu hướng được định nghĩa là thân (khoảng cách giữa giá đóng cửa và mở cửa) phải lớn hơn 1 nửa toàn bộ chiều dài nến.

    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÀO CHIẾN LƯỢC MUA BÁN

    Setup cho lệnh mua

    price-action-nang-cao-phan-3-mo-hinh-nen-xu-huong-that-bai-2.png

    1. Nến giảm khá nhỏ không thể hiện được đám đông đang đi ngược hướng

    2. Nến xu hướng xuất hiện khi giảm rất mạnh so với cây tăng trước đó.

    3. Nến không xu hướng xuất hiện cho thấy đám đông bán tháo đã sai, giá không còn giảm tiếp nữa.

    4. Đặt lệnh chờ mua tại đỉnh cây nến không xu hướng.

    5. Trường hợp cây nến nến tiếp theo không lên đến giá chờ mua thì hủy lệnh ngày.

    Setup cho lệnh bán

    price-action-nang-cao-phan-3-mo-hinh-nen-xu-huong-that-bai-.png

    Tương tự như trong trường hợp mua. Setup này rất có lợi cho những ai trade phái sinh.

    1. Ba cây nến xu hướng tăng khá là mạnh

    2. Cây nến tiếp theo ban đầu đi lên nhưng cuối cùng lại là cây nến không xu hướng.

    3. Đặt lệnh chờ bán bên dưới cây nến không xu hướng.

    4. Cây tiếp theo nếu không khớp lệnh thì phải hủy ngay.

    price-action-nang-cao-phan-3-mo-hinh-nen-xu-huong-that-bai-4.png

    Sau đây là một ví dụ thực tế cho việc mua cổ phiếu NAF với giá cực kỳ hợp lý bằng mô hình nến xu hướng thất bại.

    price-action-nang-cao-phan-3-mo-hinh-nen-xu-huong-that-bai-5.png

    Tôi vừa chia sẻ xong mô hình thứ hai, nó xuất hiện khá nhiều tại các đỉnh đáy pullback trong một xu hướng lớn. Anh em thực hành thêm để giao dịch tốt hơn nhé.

    Xem thêm:

    >> Lớp học ứng dụng Price Action
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Price Action nâng cao phần 5: mô hình vùng lo lắng Lớp học ứng dụng Price Action 8/2/19
    Price Action nâng cao phần 4: mô hình giảm dần Lớp học ứng dụng Price Action 6/2/19
    Price Action nâng cao phần 2: mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại Lớp học ứng dụng Price Action 31/1/19
    Price Action nâng cao phần 1: 8 mô hình giá lướt sóng cổ phiếu Lớp học ứng dụng Price Action 29/1/19
    Bài 05: Price Action và chiến lược kết hợp Pin bar với Inside bar Lớp học ứng dụng Price Action 26/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này