Sự thận trọng đầy toan tính của "cỗ xe lu" Hòa Phát

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 16/3/19.

Lượt xem : 1,747

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    su-than-trong-day-toan-tinh-cua-co-xe-lu-hoa-phat-1.png

    Từ trước đến nay, Ban lãnh đạo của Tập đoàn Hòa Phát nổi tiếng là thận trọng và Hòa Phát được gắn cho biểu tượng "xe lu", chậm mà chắc. Lịch sử cho thấy HPG luôn vượt kế hoạch đề ra, thậm chí năm 2016 vượt gấp đôi, còn năm 2018 khi ngành thép gặp nhiều khó khăn thì doanh nghiệp đã đạt mức lợi nhuận kỷ lục 8.600 tỷ đồng.


    Năm vừa qua, nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã "điêu đứng" vì cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG). Đây từng là một trong các cổ phiếu giữ giá nhất trước biến động của thị trường khi mà tới cuối tháng 9/2018 chỉ giảm chưa đến 10% so với đỉnh tháng 4/2018.

    Tuy nhiên, kể từ ngày 2/10/2018 sau loạt thông tin bất lợi đưa ra như giá thép Trung Quốc giảm, dự án Khu Liên hợp gang thép Dung Quất có nguy cơ chậm tiến độ vì chưa xin được giấy phép nhận chìm chất nạo vét ở cảng nước sâu (hiện đã được duyệt), cùng với đó là việc một trong các cổ đông lớn nhất PENM Partners đăng ký bán 20 triệu cổ phiếu, khiến cho HPG từ mức 40.000 đồng xuống đáy 27.200 đồng, giảm hơn 30%.

    Sau Tết nguyên đán, giá thép Trung Quốc có sự hồi phục cùng với dòng tiền của các quỹ ETF ngoại đổ vào nước ta đã giúp HPG bật tăng mạnh mẽ, có thời điểm đạt 35.000 đồng, là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 2/2019.

    Thế nhưng, mới đây Tập đoàn đã công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2019 đã khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ HPG bất ngờ: doanh thu 70.000 tỷ (tăng 24%), tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm 22% từ 8.600 tỷ xuống còn 6.700 tỷ đồng. Và điều này đã khiến cho giá cổ phiếu HPG gần như chạm sàn trong phiên giao dịch gần nhất.

    Hòa Phát thận trọng trong năm nay vì nhiều lý do

    Thứ nhất, giá quặng sắt

    Chỉ trong 1 tháng đầu năm 2019, giá quặng sát đã tăng từ đáy 64 USD/tấn lên 94 USD/tấn so với bình quân năm 2018 chỉ ở khoảng 65-75 USD/tấn.

    Giá quặng sắt tăng mạnh khiến doanh nghiệp thép Việt Nam phải tăng giá bán tới 4 đợt tính từ đầu năm đến nay. Do quặng sắt là nguyên liệu đầu vào chính của các nhà máy luyện phôi thép nên biến động giá sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá phôi thép và giá thép thành phẩm, đồng thời tác động đến biên lợi nhuận của những doanh nghiệp thép.

    su-than-trong-day-toan-tinh-cua-co-xe-lu-hoa-phat-2.jpg
    Diễn biến giá quặng sắt

    Cuối năm 2018, tồn kho của Hòa Phát hơn 14.100 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ 2017, giá thép tăng thì doanh nghiệp sẽ hưởng lợi nhưng lợi thế này sẽ không duy trì được lâu.

    su-than-trong-day-toan-tinh-cua-co-xe-lu-hoa-phat-3.jpg

    Thứ 2, thị trường tiêu thụ

    Từ đầu 3/2019 giá quặng sắt đã giảm trở lại do nhu cầu tiêu thụ quặng sắt Trung Quốc vẫn yếu và các nhà máy giảm bớt sản xuất trong bối cảnh Quốc hội nước này bắt đầu họp từ 5/3. Ngành thép sẽ phải thực hiện một đợt cắt giảm công suất nữa khi mà việc ô nhiễm không khí chưa cải thiện. Cuối tháng 3, Trung Quốc sẽ đánh giá hiệu quả của chiến dịch chống ô nhiễm không khí đối với 28 thành phố phía bắc.

    Đối với thị trường Việt Nam, chưa thể quá lạc quan cho thị trường bất động sản 2019. Tình trạng thủ tục hành chính kéo dài có thể khiến các dự án mới tại TP. HCM bị chậm trễ trong việc phát triển và bị chậm lại. Và khi đó, ngành thép cũng không mấy lạc quan.

    Trong năm nay, Tập đoàn dự kiến đưa vào vận hành lò cao đầu tiên của Dung Quất. Để đảm bảo đầu ra ổn định, mục tiêu 2019 của HPG thì thị phần là yếu tố tiên quyết.

    Thị phần ống thép của Hòa Phát trong nước vào tháng 2/2019 đã lên 31,72%, và thị phần thép xây dựng đạt trên 26%.

    su-than-trong-day-toan-tinh-cua-co-xe-lu-hoa-phat-4.png

    Chiến lược phát triển thị phần sẽ phát sinh nhiều chi phí như giảm giá bán, tăng quảng cáo, hoa hồng cho đại lý... Có thể phải từ bỏ lợi ích trước mắt để chờ đến khi Dung Quất đi vào vận hành ổn định và không quá lo về đầu ra. Đây cũng là lý do để kế hoạch doanh thu 2019 của HPG tăng 24%, đạt 70.000 tỷ.

    Theo ông Kiều Chí Công GĐ công ty thép Hòa Phát Hưng Yên, sắp tới thị phần của Hòa Phát có thể trên 30%. "Khi Dung Quất hoàn thành, cho ra thị trường sản lượng 4 triệu tấn/năm cũng có chút áp lực nhưng nó cũng như trước đây khi Khu liên hợp Hải Dương các nhà máy mới ra đời, sản lượng tăng gấp 2, gấp 3"

    Thứ 3, khấu hao nhà máy mới

    Quý II/2019, dự kiến giai đoạn I của Dung Quất bắt đầu vận hành. Tính từ thời điểm đó, sẽ phải tính khấu hao và chi phí lãi vay.

    Thứ 4, thuế tự vệ thép

    Sản lượng xuất khẩu của HPG đang tăng rất nhanh. Năm 2018, HPG xuất khẩu sang 14 quốc gia với Nhật Bản tăng 20 lần, Campuchia và Malaysia tăng gấp 3, đáng chú ý với thị trường Mỹ bị áp mức thuế 15% vẫn xuất khẩu được 35.600 tấn. Song Ban lãnh đạo của Tập đoàn duy trì chủ trương phát triển thị trường trong nước và chỉ dành 10-20% cho xuất khẩu.

    Tháng 7/2016, Bộ Công thương đã ban hành thuế tự vệ nhằm bảo vệ thị trường trong nước đối với các sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu với mức thuế là 23,3%. Mức thuế này giảm dần theo từng năm và sẽ hết hiệu lực vào tháng 3/2020 nếu không kéo dài thêm. Như vậy, còn 1 năm nữa nếu không tiếp tục gia hạn việc áp thuế, doanh nghiệp thép nội địa sẽ phải cạnh tranh với thép Trung Quốc, khi mà họ đang dư thừa công suất.

    su-than-trong-day-toan-tinh-cua-co-xe-lu-hoa-phat-5.jpg

    Riêng với Hòa Phát, doanh nghiệp đầu ngành chiếm 1/4 sản lượng thép xây dựng sẽ quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Vì vậy, Tập đoàn đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng là điều dễ hiểu.

    Cuối cùng, khả năng vượt kế hoạch

    Từ trước đến nay, Ban lãnh đạo của Tập đoàn nổi tiếng là thận trọng và Hòa Phát được gắn cho biểu tượng "xe lu", chậm mà chắc. Lịch sử cho thấy HPG luôn vượt kế hoạch đề ra, thậm chí năm 2016 vượt gấp đôi (lãi 6.600 tỷ sau thuế trong khi đặt kế hoạch 3.200 tỷ), còn năm 2018 khi mà phần lớn các doanh nghiệp thép thua lỗ thì Hòa Phát vẫn đạt lợi nhuận lịch sử 8.600 tỷ và vượt kế hoạch gần 7%.

    Khi Dung Quất vận hành, giấc mơ là Top 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới của ông Trần Đình Long sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường thế giới diễn biến khó lường như hiện nay, thì mục tiêu đạt đến 100.000 tỷ doanh thu sẽ rất gập ghềnh. Điều này sẽ không dành cho các nhà đầu tư mất kiên nhẫn.

    su-than-trong-day-toan-tinh-cua-co-xe-lu-hoa-phat-6.png


    Xem thêm:

    >> Những động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này