Việt Nam sẽ nâng hạng thu hút 4,5 tỷ USD vào thị trường chứng khoán

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 19/1/19.

Lượt xem : 1,540

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    thi-truong-chung-khoan-viet-nam-nang-hang-se-thu-hut-4,5-ty-usd.jpg

    Theo MBS, nếu được nâng hạng tỷ trọng 0,3% thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút khoảng 4,5 tỷ USD.

    Ông Hoàng Công Tuấn, Trưởng phòng Phân tích Vĩ mô của CTCK MB (MBS) đã phát biểu trong hội thảo “Câu chuyện nâng hạng và triển vọng tươi sáng từ Emerging Market”, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng đưa vào diện theo dõi nâng hạng của MSCI vào tháng 6/2020 và theo ông triển vọng gia nhập MSCI Emerging Market của Việt Nam rất khả quan.

    Với kịch bản tích cực mà MBS đưa ra, Việt Nam sẽ được đưa vào diện theo dõi nâng hạng của MSCI trong kỳ đánh giá tháng 6/2020 và sẽ vào diện chính thức được MSCI công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi sớm nhất vào tháng 6/2021.

    Ông Hoàng Công Tuấn phân tích, tỷ trọng của Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI sẽ phục thuộc vào giá trị vốn hóa và thanh khoản thị trường tại thời điểm được đánh giá nâng hạng, vì thế hiện còn quá sớm để ước tính lượng vốn sẽ chảy vào thị trường là bao nhiêu khi có quyết định nâng hạng của MSCI.

    Trên cơ sở dữ liệu và những tính toán sơ bộ của MBS vào thời điểm 28/12/2018, nếu được nâng hạng tỷ trọng 0,3% thì sẽ thu hút khoảng 4,5 tỷ USD vào thị trường. Cổ phiếu được các quỹ đầu tư phân bổ vốn là các cổ phiếu lọt rổ thị trưởng mới nổi như VNM, VIC, VHM, HPG...

    Đối với động lực cho chứng khoán Việt Nam trong năm 2019, theo ông Tuấn kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao hơn so với khu vực Đông Nam Á và thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, dự báo các doanh nghiệp tiếp tục có tăng trưởng lợi nhuận tích cực. Định giá của thị trường Việt Nam so với các thị trường khác cùng khu vực tương đối thấp, khoảng 13-14x.

    MBS cũng có phân tích về các nhóm cổ phiếu trong năm 2019.

    Nhóm bất động sản: Phân khúc nào lên ngôi?

    Trong năm 2018, ngành bất động sản trồi sụt khá mạnh. Qua năm 2019 ngành bất động sản sẽ như thế nào?

    Đầu tiên phải kể đến bất động sản khu công nghiệp rất “hot” hiện nay. Nước ta đang là điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi có các lợi thế hấp dẫn, môi trường kinh doanh cải thiện đáng kể với việc nhảy vọt 24 bậc trong 3 năm, lên vị trí 69 (do World Bank đánh giá). Chi phí lao động trung bình của nước ước tính thấp hơn 43% so với Thái Lan và thấp hơn 10% so với Indonesia. Đồng thời, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trong nước khoảng 73% trong khi hơn 90% đất thương phẩm ở Thái Lan đã được khai thác.

    Tính đến tháng 11/2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 30,8 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ 2017. Cho thấy tương lai tươi sáng đang mở ra đối với bất động sản khu công nghiệp, đặc biệt khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn có chiều hướng tăng tích cực.

    Samsung, LG và các tập đoàn lớn khác đã có mặt trên 10 năm ở Việt Nam, hình thành nhu cầu thuê lớn ở khu vực phía Bắc. Lực lượng lao động đồng bộ và sự thuận lợi tiếp cận các nhà cung ứng đã tạo ra nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất tại khu vực.

    Đối với bất động sản căn hộ, MBS đánh giá hấp dẫn tại phân khúc giá rẻ và đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM. Sự di dân cộng với tăng dân số tự nhiên hình thành nên nhu cầu cao đối với nhà ở trong những đô thị lớn.

    Hiện tại, phân khúc cao cấp đang dư thừa cũng như việc vay vốn đang bị siết lại thì phân khúc giá rẻ phù hợp với mức thu nhập bình quân của người dân và đang vô cùng tiềm năng khi rất nhiều người cần nhu cầu nhà ở. Do đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang có những động thái tích cực về phân khúc này. Doanh nghiệp có quỹ đất nhiều sẽ có lợi thế cạnh tranh.

    Nhóm ngân hàng: Nhân tố then chốt để tăng trưởng là nâng vốn và nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

    Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình năm 2018 và 2019 được dự báo ở mức khiêm tốn, lần lượt là 16% và 15%, nguyên nhân bởi phản ứng của cơ quan quản lý khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ và cách tiếp cận thận trọng hơn đối với kiểm soát tín dụng.

    Trước chính sách của FED, các Ngân hàng Trung ương châu Á khác cũng thay đổi lập trường chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, ở Indonesia và Ấn Độ đã bắt đầu tăng lãi suất liên ngân hàng, và đã lan sang Malaysia và Philippines.

    MBS đánh giá triển vọng thu nhập lãi thuần sẽ đi ngang trong năm 2019 nguyên nhân bởi lãi suất tăng, các ngân hàng bán lẻ có sự cạnh tranh lẫn nhau, áp lực nợ thứ cấp và Thông tư 16 được áp dụng.

    Đồng thời theo MBS, sẽ không còn mức lãi suất liên ngân hàng thấp như hiện tại trong năm 2019 do chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát ở mức mục tiêu và lợi suất trái phiếu chính phủ đã chạm đáy từ 12/2017 đến 3/2018. Nâng lãi suất là xu hướng chung ở những nước châu Á trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với các tác động tiêu cực từ sự rút vốn, áp lực đối với đồng nội tệ và kỳ vọng lạm phát cao hơn...

    Ngân hàng thương mại tư nhân hiện đã có cải thiện tỷ lệ CAR, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và nợ thứ cấp do đang áp dụng Basel II. Yếu tố tăng trưởng then chốt cho các ngân hàng là tăng vốn và nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

    Từ quý III/2018, cổ phiếu các ngân hàng được giao dịch với P/B trung bình khoảng từ 1,06-2,59x, trừ VCB có P/B ở mức 2,57x. Nhóm ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện P/B của VN-Index. MBS dự phóng P/B cả năm 2019 là 2,12x.
    Nhóm hàng tiêu dùng và bán lẻ: sáu xu hướng chính

    The Economist Inteligent dự báo tỷ trọng hộ gia đình có thu nhập hơn 10.000 USD tại Việt Nam sẽ tăng từ mức 12% năm 2016 lên mức 17% trong năm 2021. Vì vậy, chi phí và chất lượng của rổ hàng hóa tiêu dùng trung bình sẽ tăng lên khi dân cư ngày càng trở nên giàu có và chi tiêu cho nhiều xa xỉ phẩm hơn.

    Dân số đang già hóa khi số người trên 60 tuổi gia tăng từ 6,9 triệu người năm 2000 lên 12,3 triệu người năm 2020, chiếm 12,5% tổng dân số. Tuổi thọ người dân được cải thiện tạo ra nhu cầu đối với hàng hóa giúp mở rộng cuộc sống.

    Sự gia tăng mạnh mẽ của điện thoại thông minh và nhu cầu sử dụng internet, mạng xã hội đang dần định hình lối sống giới trẻ Việt Nam với mong muốn độc đáo hơn và đưa ra quyết định dưới sự dẫn dắt của truyền thông. Do đó chủ nghĩa cá nhân đang phát triển một cách mạnh mẽ như một xu hướng mới của hành vi tiêu dùng. Mọi người có xu hướng sử dụng những hàng hóa dịch vụ cao cấp nhằm thỏa mãn cá tính của họ.

    Tuy có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng đô thị hóa cao nhất trong khu vực, dự báo đạt 2,6% trong giai đoạn 2015-2020. Tỷ lệ đô thị hóa cao sẽ kéo theo nhiều hơn nữa người tiêu dùng thành thị và giúp thay đổi các kênh bán lẻ truyền thống sang hiện đại.

    Với tác động của những yếu tố trên, người tiêu dùng Việt Nam đang chi tiêu nhiều hơn đối với những hàng hóa-dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ và cắt giảm những hoạt động tiêu dùng khác.

    Đây là làn sóng “cao cấp hóa”, động lực cho 6 xu hướng chính trong ngành tiêu dùng và bán lẻ Việt Nam: (1) Sản phẩm mang đến cảm giác thành công cho người tiêu dùng; (2) Thực phẩm lành mạnh như thực phẩm tự nhiên và hữu cơ ngày càng được ưa chuộng; (3) Truyền thông xã hội đẩy mạnh sở thích cá nhân; (4) Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, tạo áp lực hàng hóa lên cả sản phẩm trung và cao cấp; (5) Tăng trưởng mô hình bán lẻ hiện đại là kết quả của tăng trưởng đô thị hóa; (6) Thương mại điện tử là kênh mua sắm phổ biến mới.

    Xem thêm:

    >> Ngành dệt may tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2019, cổ phiếu đang định giá hấp dẫn
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này