11 mẫu hình sóng Elliott thường xuất hiện trên thị trường và cách giao dịch với chúng - Phần 1

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 30/7/19.

Lượt xem : 8,122

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    11-mau-hinh-song-elliott-thuong-xuat-hien-tren-thi-truong-va-cach-giao-dich-kakata.png

    Elliott Wave Principle hay còn có một cái tên hay thường gọi sóng Elliott là một phương pháp không hề xa lạ đối với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam theo phân tích kỹ thuật. Trong những năm trở lại đây nó càng trở nên thịnh hành hơn.


    Nhưng có một thực trạng rằng sóng Elliott không quá khó hiểu, mọi người đều có thể học và thực hành được nó, nhưng để giao dịch và đầu tư hiệu quả thì lại là một vấn đề không hề nhỏ.

    Bài viết hôm nay Kakata sẽ chia sẻ với anh em 11 mẫu hình sóng Elliott giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn dễ dàng hơn, giao dịch hiệu quả hơn với phương Elliott Wave Principle mặc dù 11 mẫu hình sóng chỉ là một phần nhỏ trong lý thuyết sóng Elliott - Elliott Wave Principle.

    Sóng đẩy hay sóng chính luôn luôn di chuyển thuận theo xu hướng lớn, nó sẽ bao gồm 5 con sóng nhỏ được đánh số 1-2-3-4-5.

    Lưu ý: khi chia sẻ bài viết này, tôi giữ nguyên những thuật ngữ trong nguyên lý sóng Elliott để bạn đọc được học sát nghĩa hơn thay vì dùng từ thay thế của tiếng Việt để dịch lại.

    Mẫu hình thứ nhất - Sóng Impluse:

    Mẫu hình sóng Impulse có 5 con sóng được đánh số 1-2-3-4-5 di chuyển theo hướng của xu hướng lớn như sau:

    11-mau-hinh-song-elliott-thuong-xuat-hien-tren-thi-truong-va-cach-giao-dich-kakata-1.gif

    Để nhận diện được mẫu hình này cần phải có cái điều kiện sau:

    1. Sóng 1 bản thân nó phải là mẫu hình sóng Impulse hoặc sóng Leading Diagonal (sẽ nói ở phần sau).

    2. Sóng 2 có thể là mẫu hình sóng điều chỉnh nào ngoại trừ sóng Triangle (tam giác).

    3. Sóng 2 không được điều chỉnh vượt quá sóng 1

    4. Sóng 3 bắt buộc phải là sóng Impulse

    5. Sóng 3 phải dài hơn sóng 2 (xét theo giá)

    6. Sóng 4 có thể là bất cứ mẫu hình sóng điều chỉnh nào

    7. Sóng 2 và sóng 4 không được trùng nhau.

    8. Sóng 5 phải là sóng Impulse hoặc Ending Diagonal

    9. Sóng 5 phải lớn hơn hoặc bằng 70% sóng 4 (xét theo giá).

    10. Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong ba sóng 1-3-5.

    Mẫu hình thứ hai - sóng Diagonal (bao gồm Leading Diagonal và Ending Diagonal)

    Sóng Diagonal là mô hình sóng đẩy giống như Impulse, cũng được đánh số 1-2-3-4-5 và di chuyển thuận theo xu hướng lớn.

    Sóng Diagonal di chuyển trong một kênh giá được vẽ từ đỉnh sóng 1 và sóng 3, từ đáy sóng 2 và sóng 4.

    Mô hình sóng Diagonal có hai loại: Leading Diagonal (LD) và Ending Diagonal (ED). Chúng có cấu trúc khác nhau và ở những vị trí khác nhau trong mẫu hình sóng Elliott lớn hơn. Một điều lưu ý nữa là ED thường xuất hiện nhiều hơn là LD.

    11-mau-hinh-song-elliott-thuong-xuat-hien-tren-thi-truong-va-cach-giao-dich-kakata-2.png
    11-mau-hinh-song-elliott-thuong-xuat-hien-tren-thi-truong-va-cach-giao-dich-kakata-3.png

    Sau đây là một số tính chất của mẫu hình sóng Diagonal mà chúng ta cần phải nắm:

    1. Sóng Diagonal phải nằm trong phạm vi kênh giá được vẽ bởi đỉnh sóng 1 - sóng 3 và đáy tạo bởi sóng 2 - sóng 4.

    2. Kênh giá không được song song, không được nằm ngang.

    3. Sóng 1 của LD là một con sóng Impulse hoặc LD nhỏ hơn.

    4. Sóng 1 của ED là một con sóng Zigzag, Double hoặc Triple Zigzag.

    5. Sóng 2 có thể là một con sóng chỉnh nào ngoại trừ sóng Triangle (sẽ nói ở phần sau).

    6. Sóng 2 không bao giờ được dài hơn sóng 1 (tính theo giá)

    7. Sóng 3 của LD phải là sóng Impulse

    8. Sóng 3 của ED là một con sóng Zigzag, Double hoặc Triple Zigzag.

    9. Sóng 3 luôn luôn dài hơn sóng 2 (tính theo giá)

    10. Sóng 4 có thể là loại sóng chỉnh nào cũng được.

    11. Sóng 2 và sóng 4 phải trùng nhau.

    12. Sóng 5 của ED là một con sóng Zigzag, Double hoặc Triple Zigzag.

    13. Sóng 5 của LD phải là sóng Impulse hoặc ED nhỏ hơn.

    14. Sóng 3 không được ngắn hơn cả hai sóng sóng 1 và sóng 5.

    15. Sóng 5 phải dài hơn 50% sóng 4 (tính theo giá)

    16. Sóng 5 không bao giờ là sóng dài nhất trong ba sóng 1 - 3 - 5. (tính theo giá)

    17. Sóng 5 không bao giờ dài hơn sóng 3.

    Như vậy, tạm thời tôi đã trình bày xong 3 mẫu hình sóng đầu tiên cùng các quy tắc nhận diện 3 mẫu hình này khá đầy đủ và chặt chẽ. Chúng ta vẫn còn 8 mẫu hình nữa, tôi sẽ lần lượt viết vào các phần sau, anh em cho một like và comment ủng hộ tinh thần nhé. Happy trading!

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34

    Anh em tiếp phần 2 tại đây: 11 mẫu hình sóng Elliott thường xuất hiện trên thị trường và cách giao dịch với chúng - Phần 2

    Xem thêm:

    >> Elliott Wave Principle - Lý thuyết vớ vẩn hay công trình vĩ đại?
     
    Cybertron and LinhChuppy like this.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này