Nguyên lý sóng Elliott - mối quan hệ giá và thời gian của mẫu hình sóng Zigzag

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 24/9/19.

Lượt xem : 3,790

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    nguyen-ly-song-elliott-moi-quan-he-gia-va-thoi-gian-cua-mau-hinh-song-zigzag-kakata.gif

    Xin chào anh em, hôm nay chúng ta quay lại với Nguyên lý sóng Elliott nhé. Ở bài trước tôi đã chia sẻ với anh em một số kiến thức về mối quan hệ giữa giá và thời gian của 5 con sóng đẩy rồi đúng không. Từ đó anh em có thể hiểu được sự cân đối và hài hòa giữa các con sóng với nhau. Xác định những con sóng chính xác hơn, không quá dài, cũng không quá ngắn, không quá lâu cũng không quá mau.


    Nhà đầu tư có thể xem lại bài viết về mối quan hệ giá và thời gian của 5 con sóng đẩy tại đây:

    >> Nguyên lý sóng Elliott - mối quan hệ giữa thời gian và giá trong các con sóng đẩy

    Bây giờ, chúng ta sẽ nói về những con sóng điều chỉnh trong mẫu hình sóng Zigzag nhé.

    Như các bạn đã biết mẫu hình sóng Zigzag là một bộ gồm 3 con sóng A-B-C có dạng 5-3-5 tức sóng A gồm 5 con sóng, sóng B gồm 3 con sóng và sóng C gồm 5 con sóng. Sóng Zigzag là một loại sóng điều chỉnh xuất hiện như sóng 2, sóng 4 hoặc khi kết thúc sóng 5.

    Để tìm hiểu cơ bản về sóng Zigzag, nhà đầu tư có thể đọc thêm bai viết này:

    >> Nguyên lý sóng Elliott - phương pháp nhận biết sóng Zigzag và ứng dụng

    MỐI QUAN HỆ GIÁ GIỮA CÁC CON SÓNG TRONG MẪU HÌNH ZIGZAG

    Sóng B hầu như là ngắn nhất trong 3 con sóng A-B-C.

    Sóng B thường không hồi quá 61.8% sóng A

    Tuy nhiên,

    + Nếu sóng B hồi hơn 61.8% thì nó sẽ chưa kết thúc sóng B. Điểm cuối của sóng B lúc nào cũng ít hơn 61.8% sóng A. Vì thế, rất có thể nó là sóng A nhỏ trong sóng B và sóng C nhỏ rất có thể sẽ bị cụt.

    + Thứ hai, nếu sóng B hồi về 81% hoặc hơn 100% sóng A, bạn nên xem lại sóng A của mình. Sóng A rất có thể là Double Zigzag hoặc Double Combination.

    MỐI QUAN HỆ THỜI GIAN GIỮA CÁC CON SÓNG TRONG MẪU HÌNH ZIGZAG

    Nếu sóng A và B giống nhau về thời gian, sóng C thường kéo dài một thời gian bằng tổng thời gian sóng A và sóng B.

    Nếu sóng B dài hơn sóng A về thời gian, thì sóng C sẽ bằng (A+B)/2

    Sóng B có thể không bao giờ ngắn hơn sóng A (xét về thời gian)

    Sóng C luôn luôn dài hơn sóng A.

    Sóng B không bao giờ ngắn nhất trong ba sóng A, B và C.

    Nếu sóng B ngắn hơn thì nó có thể chưa kết thúc mà nó là một phần trong sóng tam giác tạo nên sóng B.

    ĐẶC TÍNH CỦA CÁC CON SÓNG ZIGZAG

    Sóng B không bao giờ là một Running Correction.

    Ngoại trừ: Nó có thể là một running correction khi Zigzag là một phần của sóng Triangle. Theo sau sóng B - running correction là một sóng C sẽ dài ít nhất bằng 161.8% sóng B nhỏ của sóng B. (nghe thấy hơi mệt rồi đó) như sẽ luôn luôn bằng 161.8% sóng A.

    Sóng B không bao giờ là Double hay Triple Zigzag hay Running Double hay Triple Flat.

    Nếu sóng mà xuất hiện những mẫu hình như trên thì nó chỉ là một phần của sóng B chứ không phải sóng B.

    Hôm nay viết đến đây thôi, ở bài viết kế tiếp tôi sẽ chia sẻ tiếp phần nâng cao hơn của sóng Zigzag đó là kênh giá và các trường hợp ngoại lệ của sóng Zigzag. Anh em theo dõi thêm nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
    kimnguu204 thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này