Đầu tư chỉ dựa trên báo cáo tài chính - Điều này liệu có ổn?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 10/7/19.

Lượt xem : 1,806

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    dau-tu-chi-dua-tren-bao-cao-tai-chinh-dieu-nay-lieu-co-on-1.jpg

    Một trong những công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư có thể xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp đó là báo cáo tài chính. Nhiều nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản luôn coi báo cáo tài chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đầu tư của họ.


    Chúng ta luôn hoang mang với những lời đồn đại về tình hình làm ăn của công ty và không biết phải nên tin ai trước những thông tin trái chiều. Những lúc ấy, biết phân tích báo cáo tài chính sẽ rất có lợi và dù ai nói gì đi chăng nữa cũng không cần quan tâm, cứ lấy báo cáo tài chính ra để phân tích sẽ biết được về tiềm năng phát triển của công ty.

    Mặc dù ưu việt là thế tuy nhiên không gì là hoàn hảo, báo cáo tài chính vẫn có những sai số dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá một doanh nghiệp nào đó trước khi quyết định đầu tư và trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với anh em những mặt hạn chế của nó.

    1. VỤ SCANDAL CHẤN ĐỘNG CỦA GỖ TRƯỜNG THÀNH

    Năm 2016 chứng khoán Việt đón nhận một trong những scandal lớn nhất từ trước đến giờ đến từ Gỗ Trường Thành khi một công ty kiểm toán phát hiện ra sai phạm trong việc kiểm kê tài sản.

    Cụ thể trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của một công ty khác thì Gỗ Trường Thành có giá vốn hàng bán là 1.690 tỷ đồng tuy nhiên con số chính xác chỉ là 710 tỷ đồng, 980 tỷ đồng kia không biết từ đâu ra ???

    Sau khi bị phát hiện, giá cổ phiếu Gỗ Trường Thành giảm sàn liên tiếp 13 phiên từ 45.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 5.000 đồng/cổ phiếu.

    dau-tu-chi-dua-tren-bao-cao-tai-chinh-dieu-nay-lieu-co-on-2.png
    Vết trượt dài của TTF khiến nhiều nhà đầu tư lao đao chỉ vì tin vào BCTC.

    Đây là điều rất đáng tiếc đối với nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào công ty, vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Gỗ Trường Thành. Điều này cho thấy báo cáo tài chính không phải là tất cả khi đánh giá một doanh nghiệp nào đó và đây cũng là bài học đau đớn cho những ai chỉ dựa vào báo cáo tài chính để đầu tư.
    2. CHỈ THỂ HIỆN ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG TÀI SẢN HỮU HÌNH

    Thông thường báo cáo tài chính của một công ty thường có 4 phần: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

    Nhìn chung nó khá đầy đủ, thể hiện được hầu hết thông tin cần thiết dành cho nhà đầu tư. Tuy nhiên có một hạn chế từ báo cáo tài chính khi chỉ nói về những tài sản hữu hình, mắt thấy tai nghe còn những tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, trình độ công nghệ, năng lực chuyên môn của ban lãnh đạo, đối tác làm ăn...đều không xuất hiện trên bản báo cáo tài chính.

    dau-tu-chi-dua-tren-bao-cao-tai-chinh-dieu-nay-lieu-co-on-3.jpg
    Chắc chắn mức giá cổ phiếu hiện tại của VNM một phần lớn nhờ giá trị thương hiệu và điều này không được nhắc đến trong BCTC.

    Giá trị thương hiệu là điều rất quan trọng đối với một doanh nghiệp và rõ ràng đây là một thiếu xót mà báo cáo tài chính không thể truyền tải hết ý nghĩa của những giá trị vô hình này. Đã có một trường hợp kê khai giá trị thương hiệu vào báo cáo tài chính của mình đó là Kinh Đô tuy nhiên đã bị "sờ gáy" vì trái với nguyên tắc của kế toán.
    3. CHƯA LỘT TẢ HẾT ĐƯỢC GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA TÀI SẢN ĐANG NẮM GIỮ

    Đối với những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bất động sản thì việc phân tích báo cáo tài chính khó khăn hơn gấp bội. Giá đất biến động không ngừng, làm sao có thể đo lường chính xác được tài sản công ty đang nắm giữ để định giá cổ phiếu?

    Ngoài ra, báo cáo tài chính còn có một hạn chế rất lớn khi áp dụng nguyên tắc giá gốc đối với tài sản. Có nghĩa là giá trị tài sản phải được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp phải trả để sở hữu tài sản đó.

    Ví dụ như anh em sở hữu công ty X mua một mảnh đất mặt tiền từ 10 năm trước với giá 100 tỷ đồng, hiện nay giá trị thực của nó phải tăng gấp 10, 20 lần nhưng trong báo cáo tài chính thì nó vẫn có giá là 100 tỷ đồng như trước. Báo cáo tài chính là vậy, phải làm theo nguyên tắc và không được làm khác dù cho nó bất hợp lý.

    dau-tu-chi-dua-tren-bao-cao-tai-chinh-dieu-nay-lieu-co-on-4.jpg
    Nguyên tắc giá gốc vẫn còn là một tồn đọng trong BCTC.

    Với những điều trên, anh em có thể thấy báo cáo tài chính không phải là công cụ thần thánh giúp nhà đầu tư có thể chiến thắng thị trường 100%. Nó vẫn có thể được "phù phép", biến hóa từ phía người khác miễn sao đúng với chuẩn mực của các nguyên tắc kế toán là được.

    Số liệu thống kê cũng vậy, không thể hoàn toàn chính xác 100% và chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ tình hình của công ty lúc này là thế nào.

    Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa báo cáo tài chính là vô dụng, chẳng cần phải học và xem xét làm gì mỗi khi đầu tư. Nếu vậy thì chẳng có những nhà đầu tư giá trị huyền thoại phải không anh em?

    Xem thêm:

    ->> Những nguyên nhân sâu xa khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ thất bại trên thị trường
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này