Đếm sóng Elliott chính xác bằng các mô hình giá phân tích kỹ thuật

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 17/8/19.

Lượt xem : 3,843

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata.png
    Nguyên lý sóng Elliott là một môn học, một phương pháp vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa trừu tượng nhưng cũng giản đơn. Do đó, việc cảm nhận nó phải tùy thuộc vào sự thấu hiểu của nhà đầu tư cũng như trình độ của họ về phương pháp nguyên lý sóng Elliott.


    Nói cho cùng, chiến lược sóng Elliott không có gì khác hơn ngoài những mẫu hình giá cổ phiếu liên tục lặp lại ở quá khứ cho hiện tại và tương lai. Nếu nhà đầu tư chứng khoán hiểu được điều này thì việc chọn mã cổ phiếu và chọn mức giá mua vào không còn quá phức tạp nữa.

    Xét về mô hình giá, chúng ta có vài mô hình tiêu biểu như sau: Vai - Đầu - Vai, Hai đỉnh - Hai đáy, Tam giác, Cái Nêm. Một điều khá thú vị là những mô hình lại tương ứng một chẽ với các quy tắc sóng Elliott. Vô hình chung, nó đem lại một lợi thế cực kỳ to lớn khi chúng ta kết hợp các mô hình giá vào việc đếm sóng Elliott.

    Nói đến đây chắc có lẽ bạn sẽ thắc mắc hai phương pháp này giống nhau chỗ nào và không biết kết hợp chúng như thế nào cho hiệu quả nhất? Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với nhà đầu tư chứng khoán phương pháp này.

    MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI VÀ BẢN ĐỒ SÓNG ELLIOTT

    Mô hình Vai Đầu Vai là một mô hình mà tôi nghĩ mọi người đều có thể dễ dàng nhận ra được. Nó khá là trực quan, do đó, nếu bạn phát hiện ra mô hình này, đánh dấu lại nó và bắt đầu kiểm tra lại sóng Elliott.

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-1.png

    Một câu hỏi đặt ra: mô hình Vai Đầu Vai cho ta cung cấp cho ta thông tin gì về sóng Elliott? Hay nói cho dễ hiểu hơn là nó tương ứng với mẫu hình nào bên Elliott ?

    Trường hợp 1: Vai Đầu Vai nằm ở giai đoạn cuối của một bộ sóng chính (bộ 5 sóng đẩy).

    Trường hợp 2: Vai Đầu Vai nằm ở giai đoạn cuối của sóng điều chỉnh và khởi đầu cho một sóng Đẩy (Impulse Wave)

    Do đó, sau mô hình này, chúng ta sẽ thấy sự bùng nổ giá (có thể là đảo chiều xu hướng: chuyển sang sóng điều chỉnh hoặc kết thúc sóng chỉnh để bắt đầu vào sóng 3,5 hoặc C).

    Như vậy, từ điểm đảo chiều gần nhất, bạn đếm trước đó có 5 sóng đẩy từ dưới lên (hoặc từ trên xuống nếu là xu hướng giảm) thì bạn có thể kết luận thị trường đang ở trường hợp 1. Vai trái được hình thành bởi sóng 3 và 4, đầu được hình thành bởi sóng 5 và sóng A, còn vai phải được hình thành bởi sóng B và C. Sóng C sẽ có cấu trúc 5 sóng, bạn biết phải giao dịch với sóng C như thế nào trong mô hình Vai Đầu Vai rồi chứ?

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-2.png

    Trường hợp nếu bạn đếm từ điểm đảo chiều chỉ có 3 con sóng trước đó, thì có thể thị trường đang ở trường hợp 2.

    MÔ HÌNH 2 ĐỈNH - 2 ĐÁY VÀ BẢN ĐỒ SÓNG

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-3.png

    Mô hình 2 đỉnh (2 đáy) là mô hình tạo hai điểm đảo chiều ở cùng 1 cấp độ sóng. Một tính chất của mô hình 2 đỉnh là đỉnh sau không được cao hơn đỉnh trước (ngược lại với hai đáy), do đó, nó khá giống với mẫu hình sóng FLAT của Elliott Wave Principle.

    Đối với mô hình hai đỉnh, đỉnh bên trái đại diện cho sóng 5, giá pullback về chính là sóng A, đỉnh bên phải là sóng B, và con sóng giảm sau khi hình thành 2 đỉnh chính là sóng C.

    Do đó, để giao dịch tốt với mô hình này, bạn cần đếm cho đủ sóng, nếu đủ 5 sóng tại điểm đảo chiều gần nhất thì phía trước bạn nếu là mô hình 2 đỉnh, nó chính là sóng FLAT, và bạn biết giao dịch với sóng C như thế nào rồi chứ.

    Nhưng dưới đây, chúng ta có một trường hợp khác:

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-4.png

    Có lẽ chúng ta không tìm đủ 5 sóng, chỉ có 3 sóng mà thôi, như vậy sóng FLAT này sẽ nằm trong bên trong sóng 4. Và sau khi hết sóng C của FLAT, sóng 5 sẽ bắt đầu.

    MÔ HÌNH WEDGE VÀ BẢN ĐỒ SÓNG

    Mô hình Wedge hay mô hình cái nêm đã được thảo luận rất nhiều ở các tài liệu, nó có độ tương ứng cực kỳ tuyệt vời với sóng Ending Diagonal của sóng 5 hoặc sóng C. Do đó, chúng ta sẽ có hai trường hợp sau:

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-5.png
    Trường hợp 1: Mô hình Wegde đại diện cho sự kết thúc của sóng 5

    Trường hợp 2: Mô hình Wedge đại diện cho sự kết thúc của sóng C.

    Như vậy, tương tự như các mô hình trước, nếu bạn đếm đủ 5 sóng từ đáy lên, thị trường có thể đang ở trường hợp 1, và dĩ nhiên giá chuẩn bị bước vào sóng A và giảm cực mạnh.

    Nếu bạn chỉ đếm được 3 sóng mà thôi thì xác suất xảy ra trường hợp 2 là cao hơn, tức là sóng điều chỉnh A-B-C đã kết kết thúc, và sóng đẩy theo xu hướng chính hình thành.

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-6.png

    Hình trên đây là ví dụ cho trường hợp 1 khi chúng ta đếm được 5 sóng và sóng 5 chính là mô hình Wedge.

    MẪU HÌNH TAM GIÁC VÀ BẢN ĐỒ SÓNG

    Mẫu hình Tam giác và Sóng Triangle là một và nó chỉ xuất hiện ở sóng 4 và B mà thôi (xét theo các mẫu hình sóng đơn giản).

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-7.png

    Chúng ta có hai trường hợp:

    + Trường hợp 1: Sóng Triangle đại diện cho sự kết thúc sóng 4.

    + Trường hợp 2: Sóng Triangle đại hiện cho sự kết thúc sóng B.

    Như vậy, nếu bạn chỉ đếm được 3 sóng trước mô hình, thì thị trường đang ở trường hợp 1 tức là bạn đang nằm trong sóng 4 với mô hình Tam giác.

    Nếu bạn đếm được 5 sóng rồi thì thị trường đang kết thúc sóng B, chuẩn bị chuyển sang sóng C.

    Dưới đây là ví dụ về trường hợp 1:

    dem-song-elliott-chinh-xac-bang-cac-mo-hinh-gia-phan-tich-ky-thuat-kakata-8.png

    Lưu ý, trước khi 5 sóng hình thành hết, bạn sẽ không biết là liệu có 5 sóng hay 3 sóng, do đó bạn nên giả định thị trường đang ở trường hợp hai và đặt kịch bản Sóng Zigzag A-B-C trước đã.

    Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp xác định sóng Elliott một cách đơn giản bằng các mô hình giá phân tích kỹ thuật: Vai Đầu Vai, Hai đỉnh - Hai đáy, Cái nêm, Tam giác. Tôi nghĩ rằng, đối với những nhà đầu tư chứng khoán theo phương pháp Elliott, thì việc kết hợp mô hình giá là một công cụ không thể thiếu. Hy vọng nó hữu ích. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục Nguyên lý sóng Elliott
     
    xanhchin thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phương pháp đếm sóng dễ dàng hơn với công cụ Elliott Oscillator Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 14/1/20
    Phân tích mô hình và kỹ thuật đếm sóng Elliott Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 27/10/19
    Thực hành đếm sóng và giao dịch với Nguyên lý sóng Elliott (Phần 2) Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 24/10/19
    Thực hành đếm sóng và giao dịch với Nguyên lý sóng Elliott Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 20/10/19
    Nguyên lý sóng Elliott - một phương pháp đếm sóng cực dễ và chính xác Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 13/10/19

  3. vũ trần

    vũ trần Guest

    Add cho thêm mấy cái ảnh ví dụ di. Đọc sao mà khó tưởng tượng quá
     
    vũ trần, via a mobile device, 17/8/19
    #2
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Máy tính mình đang bị lỗi up hình, bạn chờ chút nhé, sửa xong mới up hình lên được.
     
  5. hungboss1

    hungboss1 Guest

    Hay quá. Còn các mẫu hình huyền thoại như cup and handle và darvas box thì sao bạn.
     
    hungboss1, via a mobile device, 17/8/19
    #4
  6. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Yên tâm, từ từ sẽ có bài đó.
     
    hungboss1 thích bài này.

Lượt bình luận : 4

Chia sẻ trang này