Học CFA: Cân bằng IS - LM - How about Đường IS? (P2)

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 18/3/19.

Lượt xem : 2,826

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-can-bang-is-lm-how-about-duong-is-p2.jpg

    Mến chào quý anh chị em, sau những khái niệm thuần chất học thuật về nền kinh tế vĩ mô với các cấu phần hình thành nên nó, tiếp theo loạt bài CFA sẽ tiếp tục trình bày kiến thức về sự cân bằng của mô hình IS-LM (IS - cân bằng giữa lãi suất và sản lượng cũng như LM - cân bằng giữa về cung tiền và sản lượng) trong nền kinh tế. Có thể nói đây chính là phần kiến thức trọng tâm trong chương Macro của CFA, chính nhờ chương này, ta có thể hiểu được những động thái thay đổi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường. Vâng, chương sử gian khổ nhất mà ứng viên CFA phải đối diện ở Macro là đây.

    Đầu tiên, mời quý anh chị em đến với phần đường IS, nói về IS (Income-Saving), nói về cân bằng dựa trên yếu tố chi tiêu và thu nhập. Đường IS diễn tả mối quan hệ ngược chiều giữa đại lượng lãi suất thực (real interest rate) và đại lượng thu nhập, ở đây là thu nhập khả dụng - disposable income (Yd) mà trong phần trước đã được giới thiệu chính là phần thu nhập sau khi đã loại trừ phần personal tax.

    hoc-cfa-can-bang-is-lm-how-about-duong-is-p2-0.jpg
    Goods Equilibrium - Cân bằng trong thị trường hàng hóa

    Khác với những kiên thức khô khan trên giảng đường đại học mà anh chị em nào có background kinh tế đã từng kinh qua, Kakata tập trung giới thiệu kiến thức theo cách cắt nghĩa đơn giản. Bắt nguồn với công thức quen thuộc: AE = AI (Tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập trong một nền kinh tế), ta có gì nào C+I+G+(X-M)=AE=AI=C+S+T (1), chuyển vế đổi dấu cho thêm phần thi vị kết quả cuối cùng có được khi gom S riêng một bên: S=I+(G-T)+(X-M) (2). Công thức (2) là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vậy, xem nhé, mọi điều hấp dẫn đều đang đón chờ.

    hoc-cfa-can-bang-is-lm-how-about-duong-is-p2-1.JPG
    Nguồn: Mark Meldrum
    Với S được tách ra riêng, ta thấy được S (tiết kiệm trong nền kinh tế) sẽ được sử dụng cho việc đầu tư (I), được tiết kiệm cho mục đích hỗ trợ khi ngân sách thâm hụt (deficit-khi G>T), còn được tiết kiệm cho mục đích mua sắm trao đổi thông thương với nước ngoài (X-M).

    Bóc tách các phân lớp

    hoc-cfa-can-bang-is-lm-how-about-duong-is-p2-2.JPG
    Nguồn: Mark Meldrum
    Thứ nhất, Với việc cho AI=AE, ta có thể nhìn nhận tổng sản lượng Y trong nền kinh tế thông qua các cấu phần được biểu diễn theo một hàm số của Y, theo đó, tổng chi tiêu trong nền kinh tế C được biểu diễn bằng một hàm số theo Y với hệ số góc bằng MPC (xu hướng tiêu dùng biên - marginal prospensity consumer). C=Co+MPC(Y-T,r), tức cấu phần C này là một hàm sẽ chịu tác động ngược chiều bởi T và r hay khi lãi suất tăng và thuế tăng thì tiêu dùng trong nền kinh tế suy giảm. Ngược lại đối với Yd, khi thu nhập khả dụng tăng lên thì theo đó chi tiêu cũng sẽ được tăng thêm.

    Thứ hai, đến với đại lượng I, tương tự như C, I là một hàm theo Yd (=Y-T) và lãi suất thực r, theo đó, Yd tỷ lệ thuận với I tức thu nhập khả dụng tăng lên thì chi tiêu đầu tư tăng và cũng giống như C, khi lãi suất và thuế tăng lên thì chi đầu tư cũng sẽ giảm xuống.

    Cuối cùng, về phần 2 thành tố còn lại (G-T) và (X-M), các cấu phần này được xem là các cấu phần ngoại sinh - exogenous nên không thay đổi nhiều dựa trên biến động của lãi suất thực r. Tuy nhiên hàm T biểu diễn thông qua dạng T=To+MPT(Y) và nếu đem T tính theo Y thế vào Y=AE ban đầu thì biến T cũng sẽ được loại bỏ khỏi mô hình.

    Xây dựng đường IS - Building the IS curve

    Ví dụ về xây dựng nên đường IS. Bắt đầu với công thứ AI=Y=C+I+(G-T)+(X-M)

    hoc-cfa-can-bang-is-lm-how-about-duong-is-p2-3.jpg
    Nguồn: Mark Meldrum
    Vấn đề ở đây được hiểu khi các biến số trong hàm được lần lượt biểu diễn theo các hàm số theo Y và r. Lúc này những đại lượng có chung biến Y sẽ được gom lại, và một hàm số cuối cùng đo lường Y theo r được hình thành và được biểu diễn lên đồ thị (phần màu tím).
    Chính nhờ đồ thị IS ta sẽ biến được ảnh hưởng của r như thế nào lên biến Y, và đây chính là nội dung cốt lõi, đường IS sẽ cho ta thấy được vận động của sản lượng output tạo thành với những mức lãi suất nhất định, lãi suất càng thấp thì output càng nhiều.

    Phần sau sẽ đưa quý anh chị em hiểu đường LM cũng như cân bằng trong chính sách tiền tệ.

    Thanks and hope the Luck be with you!!


    ***Trong bài có sử dụng nguồn của Dr. Mark Meldrum,
    https://www.youtube.com/channel/UCAHr-sT0AjrD3sBwr1eRUNg
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này