Học CFA: Tài khóa và Tiền tệ - Xương sống của chính sách vĩ mô

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 31/3/19.

Lượt xem : 2,446

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-tai-khoa-tien-te-xuong-song-cua-chinh-sach-vi-mo.png
    Mến chào quý anh chị em, trong loạt bài tiếp theo về vĩ mô, Kakata tiếp tục giới thiệu đến những phần quan trọng trong chuỗi CFA liên quan đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đến với những khái niệm cơ bản tưởng quen mà lạ của điều hành chính sách vĩ mô trong từng thời điểm.

    hoc-cfa-tai-khoa-tien-te-xuong-song-cua-chinh-sach-vi-mo-0.jpg

    Đầu tiên, với khái niệm chính sách tài khóa (Fiscal policy), liên quan trực tiếp đến việc chính phủ sử dụng việc điều chỉnh chi tiêu công và thuế để ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế vĩ mô, Thông thường, ngân sách cân bằng khi thu nhập từ thuế phí bằng với chi tiêu công của chính phủ. Tuy nhiên khi chính phủ bạo chi, ngân sách lâm vào tình trạng âm khi chi tiêu công vược mức thu nhập từ thuế (Budget decifits), trong trường hợp ngược lại khi thu thuế vượt mức chi tiêu thì tình trạng thặng dư ngân sách (Budget surplus) hiện diện.

    hoc-cfa-tai-khoa-tien-te-xuong-song-cua-chinh-sach-vi-mo-1.jpg

    Đối với chính sách tiền tệ (Monetary policy) liên quan đến những hành động của ngân hàng trung ương tác động đến số lượng tiền trong nền kinh tế để ảnh hưởng đến tình hình vĩ mô. Chính sách tiền tệ có thể được liệt kê bao gồm hoạt động của chính sach nới lỏng (Expansionary) và thắt chặt (Contractionary)

    Trong bài đầu tiên, vấn đề tiền tệ sẽ được Kakata đem ra mổ xẻ về mặt khái niệm, định nghĩa cũng như cố gắng đưa đến cho quý anh chị em một cái nhìn khái quát về nền kinh tế dưới góc nhìn điều hành chính sách tiền tệ được trình bày trong chương trình của Viện CFA.

    Đầu tiên, ta phải nói đến khái niệm Tiền (Money) trong nền kinh tế, theo đó, tiền trong nền kinh tế được xác định có 3 chức năng (functions) chính: (1) Medium of exchange - phương tiện trao đổi, (2) Unit of account - Đơn vị đo lường tiền tệ và (3) Store of value - phương tiện lưu trữ giá trị. Về các cấu thành tiền, tạm thời Kakata sẽ đưa ra khái niệm về cung tiền của CFA bao gồm cung tiền M1, M2 và M3. Cung tiền M1 bao gồm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế cộng với tiền gửi qua đêm- overnight deposits, trong khi đó cung tiền M2 sẽ bao gồm M1 cộng thêm các khoản tiền gửi khác với thời gian đáo hạn trên 2 năm. Ngoài ra, cung tiền M3 sẽ bằng cung tiền M2 cộng thêm các khoản hợp đồng repo, các chứng chỉ quý và chứng khoản nợ trên 2 năm đáo hạn.

    hoc-cfa-tai-khoa-tien-te-xuong-song-cua-chinh-sach-vi-mo-2.PNG

    CFA Schweser Notes 2019, Kapan

    Mối quan hệ giữa Tiền và mức giá chung trong nền kinh tế

    Lý thuyết về lượng tiền cho rằng, lượng tiền trong nền kinh tế là phần tỷ lệ của tổng chi trong nền kinh tế với công thức:

    money supply x velocity = price x real output (MV=PY)

    Theo đó, mức giá chung nhân với sản lượng sẽ là tổng chi trong nền kinh tế trong khi velocity là tần suất trung bình năm mà mỗi đơn vị tiền được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ. Khi mức tăng giá trong nền kinh tế (lạm phát) là vấn đề luôn được các nhà làm chính sách quan tâm, công thức trên có thể cho ta thấy về một hướng đi giải quyết vấn đề làm phát thông qua sử dụng công cụ money supply để điều chỉnh mức giá chung trong nền kinh tế khi 2 đại lượng velocity và real output thường không đổi trong ngắn hạn.

    Cầu và cung tiền trong nền kinh tế

    Lượng của cải mà các hộ gia đình và doanh nghiệp lựa chọn nắm giữ dưới dạng tiền được gọi là cầu tiền: (1) Transaction demand: Nhu cầu giao dịch, (2) Precautionary demand: Nhu cầu phòng hộ cất trữ cho một tương lại chưa được xác định và (3) Speculative demand: Nhu cầu tích trữ đầu cơ vào các tài sản đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

    hoc-cfa-tai-khoa-tien-te-xuong-song-cua-chinh-sach-vi-mo-3.PNG

    CFA Schweser Notes 2019, Kapan

    Với cung tiền thì thường được xác định bởi Ngân hàng Trung ương (FED ở Hoa kỳ) và cung tiền độc lập với lãi suất. Mối quan hệ được biểu diễn bằng một trục vertical thẳng đứng (hoàn toàn không co giãn) của cung tiền với lãi suất. Ngoài ra, với điểm cân bằng ngắn hạn giữa vùng cung và cầu tiền, nếu lãi suất nằm trên điểm cân bằng, ta sẽ có một lượng thặng dư cung tiền. Ngược lại, với trường hợp lãi suất nằm bên dưới điểm cân bằng, thâm hụt cung tiền sẽ xảy ra.

    Vai trò của Ngân hàng Trung ương

    Có 6 vai trò chính mà Ngân hàng trung ương đảm nhiệm trong nền kinh tế: S-B-R-L-H-C


    hoc-cfa-tai-khoa-tien-te-xuong-song-cua-chinh-sach-vi-mo-4.png

    (1) Sole supplier of currency: Giữ độc quyền phát hành tiền pháp định (fiat money) ra nền kinh tế làm phương tiện trung gian trao đổi.

    (2) Banker to government and other banks: Ngân hàng của chính phủ và các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng trung ương đóng vai trò cung cấp dịch vụ tài chính cho chính phủ và cả các Ngân hàng thương mại khác dưới dạng vay và nhận tiền gửi.

    (3) Regulator and supervisor of payment system: Là nơi điều hành và kiểm soát hoạt động của hệ thống thanh toán bằng cách đưa ra những chuẩn mực rủi ro và tỷ lệ dữ trự bắt buộc cho các ngân hàng khác.

    (4) Lender of the last resort: Vai trò người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, trong trường hợp không còn ngân hàng nào có khả năng đáp ứng thanh khoản trong nền kinh tế thì với đặc trưng phát hành tiền (1) thì Ngân hàng trung ương hoàn toàn có khả năng phát hành thêm tiền để support ngân hàng thương mại vượt qua rủi ro thanh khoản.

    (5) Holder of gold and foreign exchange: Ngân hàng trung ương còn có trách nhiệm là nơi nắm giữ dự trữ vàng và ngoại hối của quốc gia.

    (6) Conductor of monetary policy: Ngân hàng trung ương kiểm soát sự ảnh hưởng của cung tiền trong nền kinh tế và tốc độ tăng trường cung tiền qua thời gian để điều hành kinh tế vĩ mô.


    Thanks and hope the Luck be with you!!
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này