Học CFA: Loạt bài Vĩ mô - Hiểu về GDP, Thu nhập và Chi tiêu (P1)

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 10/3/19.

Lượt xem : 2,713

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-loat-bai-vi-mo-hieu-ve-gdp-thu-nhap-va-chi-tieu-p1.jpg

    Được xem là khá khó nuốt trong chương Economics, những kiến thức về vĩ mô luôn tạo ra rào cản lớn cho những ai muốn tìm hiểu và nắm bắt nội dung. Tuy nhiên, nếu chương vĩ mô - Macroeconomics có thể được giải quyết, những kiến thức khác còn lại trong phần Economics sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Những nền tảng về vĩ mô ở trường đại học sẽ là trợ thủ đắc lực cho quý anh chị em có thể nắm rõ được nội dung này. Nhưng nếu vẫn chưa có background và những khái niệm này hoàn toàn mới mẻ, đừng lo lắng vì Kakata sẽ cố gắng hệ thống hóa lại kiến thức một cách cô đọng để mọi người có thể tiếp nhận được dễ dàng.

    Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) được coi là trái tim của kinh tế học vĩ mô. Đứng trên quan điểm của kinh tế học, tổng sản phẩm toàn bộ nền kinh tế được phân hóa theo đặc điểm giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng - Sum of total final value, tuy nhiên giá trị tất cả hàng hóa cuối cùng cũng có thể tính qua tổng tất cả các giá trị tăng thêm, sum of all value added.

    hoc-cfa-loat-bai-vi-mo-hieu-ve-gdp-thu-nhap-va-chi-tieu-p1-1.jpg

    Hai khảo hướng thường được sử dụng trong việc tính toán ra tổng sản phẩm quốc nội bao gồm phương pháp tổng chi tiêu (AE - Aggregate expenditure) và phương pháp tổng thu nhập (AI - Aggregate income).

    (1) Khảo hướng tổng chi tiêu - AE Approach

    Dưới quan điểm tổng chi tiêu, toàn bộ quy mô của nền kinh tế được tính thông qua chi tiêu của tất cả các thành phần kinh tế, mà theo đó công thức được xác lập sẽ là AE=GDP= C+I+G+(X-M). Trong đó C (Consumption - chi tiêu tiêu dùng), I (Chi đầu tư), G (Chi tiêu công) và NX = X-M = Export - Import (Chi tiêu xuất khẩu).

    hoc-cfa-loat-bai-vi-mo-hieu-ve-gdp-thu-nhap-va-chi-tieu-p1-3.jpg

    (2) Khảo hướng tổng thu nhập - AI Approach
    Dưới khảo hướng tổng thu nhập, lúc này tổng thu nhập quốc nội được tính theo cách lấy thu nhập của tất cả các thành phần kinh tế. Cụ thể hơn, GDP được tính thông qua khái niệm NI (National Income) mà National Income được tính từ các thu nhập thành phần từ: Wage (Thu nhập lương bổng), Corporation và Government profit before tax ( Thu nhập của thành phần kinh tế công và tư nhân, với điều kiện là thu nhập trước thuế - EBT), Interest income (thu nhập lãi)+ unincorporated owning household income (thu nhập của những thành phần kinh tế nhỏ trong nền kinh tế), Rent (tiền thuê), và thành phần cuối cùng chính là Net tax (tức thuế gián tiếp trừ đi cho phần trợ cấp- indirect tax less subsidies). Nhưng chưa vội được đâu, lúc này NI được tính xong sẽ được cộng thêm 2 đại lượng bao gồm CCA (capital consumption allowance - phần khấu hao) và sai số thống kê (statistical discrepency) để có được AI bằng chính GDP. Không dừng lại ở đó, nếu National Income đã giải thích khá đầy đủ góc độ thu nhập toàn nền kinh tế thì Personal Income (PI) được tính từ NI sau khi đã loại trừ (Thuế gián tiếp - Indirect tax, Thuế thu nhập doanh nghiệp - corporate taxes, và phần lợi nhuận chưa phân phối) và cộng thêm phần thu nhập chuyển nhượng (transfer payment to households). Cuối cùng, với phần thu nhập được loại trừ thuế thu nhập cá nhân (personal taxes) trở thành phần thu nhập khả dụng có thể được sử dụng để đo lường mức độ nào mà người tiêu dùng trong nền kinh tế có thể chi tiêu hoặc tiết kiệm.

    hoc-cfa-loat-bai-vi-mo-hieu-ve-gdp-thu-nhap-va-chi-tieu-p1-2.jpg
    GDP danh nghĩa và GDP thực tế

    Một lần nữa, ta cố gắng đơn giản hóa vấn đề, tổng thu nhập của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại sẽ là GDP danh nghĩa của quốc gia. Tuy nhiên, để so sánh quy mô tăng trưởng với những giai đoạn cơ sở phía trước, GDP thực tế sẽ là thước đo phù hợp trong giai đoạn hiện tại, theo đó mức sản lượng thời điểm hiện tại nhưng giá cả sẽ được tham khảo tại thời điểm năm cơ sở để có được con số GDP mang tính thực tiễn cao khi biết thật sự với mức giá không đổi tổng thu nhập có thể đã thay đổi với theo chiều hướng nào dựa trên thay đổi về sản lượng. Để có được chỉ số GDP Deflator hỗ trợ cho công cuộc tính toán, thương số của GDP danh nghĩa trên GDP thực tế của chính năm đó.

    hoc-cfa-loat-bai-vi-mo-hieu-ve-gdp-thu-nhap-va-chi-tieu-p1-4.jpeg
    Những giả định đằng sau công thức đơn giản

    Với giả đinh quy mô chi tiêu bằng quy mô thu nhập AE = AI trong nền kinh tếm, khi đó một công thức đơn giản được tạo ra với AI=C+S+T khi đó C+S+T=C+I+G+(X-M). Chỉ với công thức đơn giản này, sẽ có rất nhiều câu chuyện thú vị sẽ được hé lộ.

    Ví dụ, đứng trên quan điểm tiết kiệm S (households và cả business savings), S= I+(G-T) + (X-M) mà theo đó (G-T) chính là cán cân ngân sách và (X-M) là cán cân thương mại thương mại. Tức khi cán cân thương mại và cán cân ngân sách thặng dư, tiết kiệm trong nền kinh tế sẽ tăng lên và ngược lại. Điều này cũng sẽ được thực hiện tương tự với các tham số trong mô hình. Nhờ vào cơ chế này, ta có thể dễ dàng phân tích được biến động của các biến số vĩ mô sẽ tác động qua lại như thế nào trong nền kinh tế.

    hoc-cfa-loat-bai-vi-mo-hieu-ve-gdp-thu-nhap-va-chi-tieu-p1-5.jpg
    Bài sau sẽ giới thiệu kỹ hơn về tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế. Mến chào tất cả anh chị em.
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này