Học CFA: Chuỗi bài vĩ mô - Chu kỳ kinh tế và những khái niệm liên quan (p4)

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 28/3/19.

Lượt xem : 2,889

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-chu-ky-kinh-te-va-nhung-khai-niem-lien-quan.png

    Lịch sử là những vòng tròn đồng tâm, mô hình sóng hình sin được lặp đi lặp lại


    Mến chào quý anh chị em, sau khi tập trung giải quyết xong được mô hình cân bằng IS-LM để giải thích mối liên hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ ta lại bước thêm trang mới về chu kỳ kinh tế trong CFA nhé. Kakata cũng đã từng giới thiệu đến quý anh chị em về loạt bài Business Cycle, có thể liên hệ lại những bài sau:

    Về asset allocation:
    http://kakata.vn/asset-allocation-phan-bo-tai-san-duoi-goc-nhin-chu-ky-kinh-te.t1352.html
    Về chu kỳ kinh tế:
    http://kakata.vn/tuong-quan-giua-chu-ky-kinh-te-va-cac-nganh-kinh-te.t2086.html

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-chu-ky-kinh-te-va-nhung-khai-niem-lien-quan-1.jpg
    Nhìn chung, chu kỳ kinh tế sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn trong đó tổng sản phẩm quốc nội thực tế (Real gross domestic product - GDP) và tỷ lệ thất nghiệp (Rate of unemployment) là chỉ báo quan trọng bậc nhất. Chu kỳ sau với 4 giai đoạn sẽ tiếp nối chu kỳ trước, trong một nền kinh tế thì quá trình này được lặp đi lặp lại nhưng thường chu kỳ sau kết thúc với quy mô nền kinh tế sẽ tăng lên sau thời gian. Điều ấy sẽ được minh họa cụ thể bằng biếu đồ sau:

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-chu-ky-kinh-te-va-nhung-khai-niem-lien-quan-2.JPG
    Nguồn: CFA Schweser 2019 Notes, Kaplan
    Giai đoạn tăng trường (expansion) đặc trưng bới sự phát triển ở hầu kết các ngành nghề trong một nền kinh tế với tỷ lệ lao động tăng, tiêu dùng tăng và đầu tư kinh doanh cũng tăng theo mạnh mẽ. Khi giai đoạn tăng trưởng đi đến hồi kết thúc hay đạt mức tối đa tăng trưởng đỉnh (Peak), khi đó, tỷ lệ chi tiêu, đầu tư và tỷ lệ việc làm đều ở mức thấp nhưng vẫn ở mức dương, trong khi lạm phát tăng lên nhanh chóng và đạt mức cao.

    Giai đoạn suy thoái (contraction)
    thường được đặc trưng bởi sự suy thoái nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, với tỷ lệ lạm phát giảm xuống nhanh. Khi giai đoạn suy thoái đi dến hồi kết thúc, nến kinh tế sẽ chạm đáy (Trough) bắt đầu một chu kỳ phục hồi Recovery trở lại.

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-chu-ky-kinh-te-va-nhung-khai-niem-lien-quan-3.jpg
    Tồn kho trong nền kinh tế (Inventories) đóng vai trò một chỉ báo quan trọng để nhận diện biến động của chu kỳ kinh tế.
    Thông thường, khi đà tăng trưởng đi đến đỉnh điểm, tăng trưởng doanh thu (revenue growth) có phần chậm lại và lượng hàng tồn kho sẽ được tích lũy, điều này càng dễ dàng nhận thấy đối với các ngành nghề cần tồn kho lớn trong cơ cấu tài sản như vật liệu xây dựng: thép, xi măng, khoáng sản, vật liệu ... thì đặc trưng này sẽ càng dễ dàng nhận diện. Để theo dõi kỹ hơn, chỉ báo inventory-sales ratio tức tỷ suất hàng tồn kho trên doanh thu lúc này sẽ tăng trên mức bình quân. Trong lúc này, đối diện với tình trạng dư tồn kho quá nhiều, các doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất, đây là lý do quan trọng dẫn đến việc nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái sau đó. Tương tự, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, một khi nền kinh tế chạm đáy suy thoái, các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng sản xuất khi mà nhu cầu bán hàng sụt giảm trầm trọng cho đến một lúc nào đó, hàng hóa trở nên khan hiếm một cách tương đối. Hàng hóa khan hiếm, cầu nhiều hơn cung, khi đó tồn kho được tiêu thụ nhanh chóng và tỷ suất inventory-sales ratio bắt đầu suy giảm trở lại báo hiệu một chu kỳ tăng sắp tới.

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-chu-ky-kinh-te-va-nhung-khai-niem-lien-quan-4.png
    Nói về một số học thuyết vĩ mô

    Mối quan hệ nhân quả của chu kỳ kinh tế là một chủ đề tranh luận hàng đầu của những nhà kinh tế học và các trường phái kinh tế học lớn.


    Trường phái Neoclassical cho rằng sự dịch chuyển của cả đường tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế được giải thích bởi thay đổi về mặt công nghệ (Technology). Theo đó, chu kỳ kinh tế là sự chuyển dịch tạm thời qua lại trong một điểm cân bằng dài hạn - long-run equilibrium.

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-chu-ky-kinh-te-va-nhung-khai-niem-lien-quan-5.jpg

    Trong khi đó, trải qua cuộc đại suy thoái ở Hoa Kỳ, Neoclassical không được ủng hộ khi mà khùng hoảng kéo dài và tình hình diễn biến trầm trọng suốt nhiều năm. Tên tuổi của Keynes nổi lên với trường phái Keynesian nhấn mạnh vai trò của đường tổng cầu trong nền kinh tế. Theo đó, trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng hoặc suy thoái, chính sách nới lỏng tiền tệ (tăng cung tiền) hoặc nới lỏng tài khóa (tăng chi chính phủ, giảm thuế hay cả hai) sẽ vực dậy nền kinh tế. Tương tự đối với trường phái trọng tiền (Monetarist) cũng nhấn mạnh việc sử dụng một chính sách tiền tệ linh hoạt và dự đoán được (steady and predictable) đế tăng cung tiền sau đó ổn định và gia tăng tổng cầu.

    Cuối cùng, trường phái tân cổ điển New classical, nhấn mạnh vai trò của các biến số kinh tế trong chu kỳ kinh tế như sự thay đổi về mặt công nghệ cũng như những cú shock từ bên ngoài đến nền kinh tế hơn là chính sách tiền tệ của quốc gia. Họ theo đuổi thuyết toàn dụng (Utility) để cho rằng nền kinh tế sẽ được định hình thông qua hành động tối đa hóa lợi ích lợi của các chủ thể bao gồm cả các thực thể (Entity) và cá nhân (Individual).

    Bài cũng đã dài, tạm thời đến đây nhé, see you soon.

    Thanks and hope the Luck be with you!!
     
  2. Đang tải...


  3. huntered254

    huntered254 New Member

    Tham gia ngày:
    7/3/23
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn ad về bài viết rất nhiều
     

Lượt bình luận : 1

Chia sẻ trang này