Học CFA: Monopolistic và Oligopoly - Cạnh tranh độc quyền và Độc quyền nhóm

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 5/3/19.

Lượt xem : 12,833

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-monopolistic-va-oligopoly-canh-tranh-doc-quyen-va-doc-quyen-nhom-p5.jpg

    Mến chào quý anh chị em, chuỗi bài CFA Market Structure trong học phần Economics tiếp tục với thị trường cạnh tranh độc quyền và Độc quyền nhóm nhé. Hai phần trước đã đi qua là thị trường cạnh tranh hoàn toàn và thị trường độc quyền hoàn toàn.


    Monopolistic Competition - Cạnh tranh độc quyền

    Tên gọi đã nói lên phần nào tính chất, cấu trúc thị trường này là một sự kết hợp (Hybrid) giữa 2 cấu trúc điển hình là Cạnh tranh hoàn toàn (C) và Độc quyền hoàn toàn (M). Monopolistic có sự đan xen giữa những đặc điểm hoàn toàn là của (C) và cũng có những điểm mà chỉ có (M) chứ không phải ở đâu khác có được.

    hoc-cfa-monopolistic-va-oligopoly-canh-tranh-doc-quyen-va-doc-quyen-nhom-p5-1.jpg

    Nhìn chung, đặc điểm đáng chú ý chính là thị trường hoàn toàn là những lúc thị trường cạnh tranh độc quyền cũng dựa trên điểm cân bằng của MR=MC tương tự thị trường độc quyền hoàn toàn. Tuy nhiên, những nét riêng của Monopolistic có thể được khái quát như sau:
    (1) Có một lượng lớn người bán tham gia thị trường - A large number of independent sellers
    (2) Sản phẩm chuyên biệt - Differentiated products: Khác với thị trường cạnh tranh hoàn toàn nơi mà sản phẩm có tính đồng nhất: gạo, ngũ cốc..., thường mỗi nhà sản xuất sẽ có một sản phẩm chuyên biệt để tung ra thị trường như kem đánh răng,... nhưng các sản phẩm của những nhà sản xuất khác nhau có tính thay thế cho nhau rất cao.
    (3) Các doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh về giá, số lượng sản phẩm và marketing - Firms compete on price, quality, and marketing as a result of product differentiation
    (4) Rào cản gia nhập và rút lui hết sức dễ dàng - Low barriers to entry

    Điểm cân bằng ngắn hạn và điểm cân bằng dài hạn - Short-run and long-run equilibrium

    Trong ngắn hạn, tương tự như thị trường độc quyền hoàn toàn, MR=MC sau đó ta có được Q tức sản lượng, rồi đem thế vào phương trình đường cầu D ta có được đường giá P. Lúc này, quan sát chart bên dưới phần (a) tay trái mức giá P sẽ cao hơn tổng chi phí trung bình (P>ATC) tức doanh nghiệp sẽ có profit trong ngắn hạn. Điểm đáng chú ý ở đây khi rào cản gia nhập là dễ dàng, thì nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào thị trường khi đó. Đường cầu cho mỗi firm sẽ dịch chuyển vào phía bên trái tức với điểm MC=MR lúc này P=ATC trong dài hạn hay doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng Q với MC=MR cho đến khi không còn nhận được lợi nhuận nữa. Xem thêm giải thích bằng chart:
    hoc-cfa-monopolistic-va-oligopoly-canh-tranh-doc-quyen-va-doc-quyen-nhom-p5-2.JPG
    Điểm lưu ý cuối cùng đối với mô hình cạnh tranh độc quyền chính là mấu chốt khi mức giá sẽ lớn hơn chi phí biên (P>MC).

    Oligopoly - Thị trường độc quyền nhóm

    Trong sự so sánh với thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm có khá nhiều điểm chung, tuy nhiên điểm đáng chú ý nhất tạo nên sự khác biệt chính là cấu trúc thị trường độc quyền nhóm có rào cản gia nhập - barriers to entry khá lớn đồng thời số lượng firms trong thị trường cũng ít hơn. Liên hệ thực tế ở Việt Nam, các công ty cung cấp mạng di động cũng có thể xem là một dạng độc quyền nhóm trong thị trường.

    hoc-cfa-monopolistic-va-oligopoly-canh-tranh-doc-quyen-va-doc-quyen-nhom-p5-3.png

    Có 2 giả định chính - main assumptions trong thị trường độc quyền nhóm:

    (1) Kinked demanded curve

    (2) Stackelberg dominant firm model

    Thứ nhất, mô hình đường cầu gãy khúc - kinked demand curve model
    giả định trong mô hình này cho rằng có một điểm kinked - điểm gãy trên đường cầu mà tại điểm này có mức giá Pk, doanh nghiệp sẽ có mức sản lượng Q0. Trên điểm P0 này đường cầu sẽ rất co giãn, tức một sự tăng lên nhỏ về mặt giá cả cũng làm số lượng yêu cầu giảm đi đáng kể. Tuy nhiên khi mức giá trên thị trường giảm về dưới mức P0, những doanh nghiệp khác cũng giảm giá theo làm sản lượng bán chung toàn thị tường về mức thấp. Bởi vậy chính điểm Q0 tại Pk là điểm tối ưu trong cấu trúc thị trường này.

    Thứ hai, mô hình công ty thống lĩnh - dominant firm oligopoly giả định có 1 công ty nắm ưu thế hoàn toàn về thị phần cũng như quy mô, mô hình này giả định về việc mặt bằng giá chung của thị trường được định đoạt bởi một công ty thống lĩnh, trong khi các công ty cạnh tranh còn lại sẽ chấp nhận mức giá chung đã được định sẵn. Theo dõi chart sau:

    hoc-cfa-monopolistic-va-oligopoly-canh-tranh-doc-quyen-va-doc-quyen-nhom-p5-4.JPG
    Có thể nói, với một sự giảm giá bởi 1 trong số những công ty cạnh tranh sẽ làm tăng sản lượng trong đường cầu sản lượng đối với mặt hàng của những công ty này tăng Qcf trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi điều này dẫn đến việc mặt bằng giá chung bị công ty thống lĩnh giảm xuống, tất nhiên công ty thống lĩnh giảm mức giá chung xuống những công ty cạnh tranh trong ngành buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc thoát khỏi ngành trong dài hạn.


    Xem thêm:
    http://kakata.vn/ho-c-cfa-monopoly-thi-truo-ng-do-c-quye-n-hoa-n-toa-n-p4.t1824.html

    http://kakata.vn/hoc-cfa-perfect-competition-thi-truong-canh-tranh-hoan-hao-p3.t1788.html
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này