Học CFA: Monopoly - Thị trường độc quyền hoàn toàn (p4)

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 27/2/19.

Lượt xem : 4,050

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-monopoly-thi-truong-doc-quyen-hoan-toan-p4.jpg

    Mến chào quý anh chị em. Như trong bài trước Kakata đã giới thiệu với quý anh chị em về thị trường cạnh tranh hoàn toàn - Perfect competition với những đặc điểm cơ bản của nó. Trong bài viết này, Kakata sẽ tiếp tục giới thiệu thêm về mô hình đối nghịch hoàn toàn với Perfect competition, đó là Monopoly - Độc quyền hoàn toàn.


    Về mặt khái niệm thì thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người bán duy nhất và mức giá sẽ được chấp nhận đối với tất cả người mua trên thị trường. Khác với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc quyền đối diện với một đường cầu dốc xuống (perfect competiton là đường song song với trục hoành).

    hoc-cfa-monopoly-thi-truong-doc-quyen-hoan-toan-p4-1.jpg

    Có hai điều cần đáng được chú ý đầu tiên, doanh nghiệp độc quyền sẽ thực hiện hai chiến lược giá gồm:

    (1) Single-price: doanh nghiệp tập trung khai thác và tối đa hóa lợi nhuận (maximize profit) chứ không cố gắng tối đa hóa giá bán (maximize price) thông qua mức giá mà tại đó MR=MC tức chi phí biên bằng với doanh thu biên.
    (2) price-discrimination: Theo đó, với chiến lược này các mức giá khác nhau sẽ được charge trên từng nhóm khách hàng khác nhau với cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ như nhau.

    Maximize Profits - Tối đa hóa lợi nhuận

    Chi tiết hơn, có thể theo dõi Chart để nắm kỹ nội dung này nhé

    hoc-cfa-monopoly-thi-truong-doc-quyen-hoan-toan-p4-2.JPG
    Nguồn: Schweser Notes 2019, Kaplan
    Với cấu trúc thị trường độc quyền hoàn toàn, doanh nghiệp đối diện đường cầu của thị trường là đường dốc xuống D. Tuy nhiên, với mức doanh thu MR (doanh thu biên - đạo hàm của TR) sẽ cho điểm giao cắt với đường MC (chi phí biên - Đạo hàm của TC) chính là điểm sản lượng tối ưu cho mức lợi nhuận cực đại. Gióng điểm này lên trên đường cầu D và kéo ngang qua ta được điểm P tối ưu, theo đó mức giá P sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp với lợi thực tế ước đạt (P*-ATC)*Q*. thay vì lợi ích bằng zero khi chọn mức P*=ATC như trong mô hình cạnh tranh hoàn toàn.

    Price discrimination - Chiến lược phân biệt giá

    Đối với chiến lược phân biệt giá này, đơn giản có thể hiểu khi mà doanh nghiệp có được độc quyền kinh doanh thay vì áp một mức giá xác định cho nhiều đối tượng khách hàng, doanh nghiệp sẽ tận dụng lợi thế độc quyền để căn cứ vào từng đối tượng, từng thời điểm khác nhau để áp những mức giá khác nhau trên hàng hóa để tận dụng tối đa lợi ích kinh tế. Nói có vẻ phức tạp, thôi thì ta chuyển qua soi chart vậy.

    hoc-cfa-monopoly-thi-truong-doc-quyen-hoan-toan-p4-3.JPG
    Nguồn: Schweser Notes 2019, Kaplan
    Ở trên đều là mô hình độc quyền hoàn toàn, tuy nhiên ở chart (a), với việc áp mức giá cố định, lợi nhuận đạt được là 2400$=(100-70)*80 (lấy 80 gióng vào đường cầu trên trục tung được mức giá 100 giá độc quyền). Lúc này, tổn thất vô ích DWL chiếm tỉ trọng khá lớn. Tuy nhiên, với chính sách phân biệt giá, sẽ có 2 mức giá khác nhau được áp dụng thay vì chỉ là 100 độc quyền, lúc này 2 mức 110 và 90 sẽ được áp dụng tương ứng với 2 điểm trên đường cầu có độ co dãn theo giá (Elasticity) khác nhau. Theo đó nhiều sẽ có nhiều lợi nhuận đạt được hơn nếu cung cấp được hàng hóa cho khách hàng với cầu co dãn ít với mức giá cao đồng thời vẫn bán cho khách hàng có cầu co giãn thấp với những mức giá thấp hơn. Theo đó, lợi nhuận đạt được sẽ nhiều hơn đồng thời tổn thất vô ích cũng sẽ được hạn chế bớt. Theo chart (b), với mô hình bán thực hiện theo chính sách phân biệt giá, lợi nhuận đạt được ở mức bằng tổng 2 vùng 3200-1200+2000 lớn hơn 2400$ của trong chart bên trái, đông thời vùng DWL cũng thu hẹp được đáng kể so với chart bên cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng thành công ưu thế làm giá để có được lợi nhuận tốt nhất cho mình.

    Tóm lại để việc phân biệt giá diễn ra hiệu quả, người bán phải:


    (1) Face a downward-sloping demand curve. Đường cầu phải dốc xuông

    (2) Have at least two identifiable groups of customers with different price elasticities of demand for the product. Có it nhất 2 nhóm đối tượng khác biệt với những đặc điểm độ co dãn của cầu theo giá khác nhau.
    và
    (3) Be able to prevent the customers paying the lower price from reselling the product to the customers paying the higher price. Phải có cơ chế ngăn chặn việc khách hàng có thể mua được sản phẩm rẻ được bán ra từ những người đã từng mua trước với giá cao.

    Cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền hoàn toàn

    Bức bích họa cuối cùng sẽ mô tả điều gì mà độc quyền hoàn toàn tác động đến các thực thể khác khi đem so sánh với mô hình cạnh tranh hoàn toàn nhé.

    hoc-cfa-monopoly-thi-truong-doc-quyen-hoan-toan-p4-4.JPG
    Nguồn: Schweser Notes 2019, Kaplan

    Với mô hình cạnh tranh hoàn toàn, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với mức giá P=MC, xong, lấy mức giá và sản lượng tương ứng. Lúc này thặng dư sản xuất bằng diện tích dưới đường giá trên đường cung (S=MC) và thặng dư tiêu dùng bằng diện tích dưới đường cầu và trên đường giá. Tuy nhiên độc quyền xảy ra, và bây giờ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách cho đường MR=MC rồi lấy điểm Q gióng lên đường cầu để có được P tối ưu. Và vâng, mức P này cao hơn P lúc thị trường cạnh tranh hoàn toàn rồi, độc quyền mà, lúc này thặng dư tiêu dùng bị bó hẹp lại (vùng xanh dương, dưới đường cầu trên Pmon) cũng như thặng dư sản xuất (vùng xanh dương, dưới đường giá trên đường cung S=MC) bị thu hẹp. Lúc này, DWL xuất hiện khi mà trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn đây từng là phần lợi ích được chia đều cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất.

    Gõ bài cũng khá dài, phần Monopoly hết nhé quý anh chị em. Phần độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền sẽ được gom trong bài viết sau.

    Thanks and Hope the luck be with you!!!

    Xem thêm:

    http://kakata.vn/hoc-cfa-perfect-competition-thi-truong-canh-tranh-hoan-hao-p3.t1788.html
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này