Khi nào sóng 5 trong bộ 5 sóng đẩy Elliott bị cụt - Thiên nga đen chăng ?

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 21/8/19.

Lượt xem : 6,296

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata.jpg

    Sóng 5 bị cụt là một trong những mẫu hình sóng khó nhất trong nguyên lý sóng Elliott bởi lẽ nhà đầu tư không thể dự đoán được nó có bị cụt hay không. Bạn cũng có thể đoán ra nó, nhưng chỉ cần sóng 5 cụt một lần trong một trăm lần thì việc dự đoán cũng vô nghĩa mà thôi.


    Do đó, điều mà chúng ta cần làm là không cần thiết phải dự đoán làm gì, thay vào đó hãy chuẩn bị những kịch bản để xử lý tình huống khi sóng 5 cụt.

    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata-1.png

    Đối với một mẫu hình sóng Elliott bình thường được coi là sóng đẩy thì sau khi kết thúc sóng 4, giá sẽ bắt đầu trở lại xu hướng hiện tại tạo sóng 5 và sóng 5 thường sẽ vượt qua sóng 3 để tăng lên hoặc giảm xuống tiếp.

    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata-2.png

    Ở hình này chúng ta thấy rằng xu hướng tăng hiện tại đang rất tốt, với sóng 3 đã hoàn thành, sóng 4 chính là đợt điều chỉnh ở giai đoạn hiện tại và giá đang tăng trở lại, chúng ta hiểu rằng đó đang là sóng 5. Bây giờ chúng ta sẽ phóng to con sóng 5 này lên để phân tích xem sao nhé:

    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata-3.png

    Cái mà bạn thấy ở khung thời gian nhỏ hơn hiện tại là một con sóng đẩy. Chúng ta sẽ lập luận rằng: đỉnh sóng (3) lớn vẫn chưa vượt qua được, sóng cụt chỉ xảy ra một lần trong một trăm lần mà thôi, do đó rất có thể con sóng hiện tại chỉ là sóng 1 của sóng (5) chứ không phải toàn bộ sóng (5). Vì vậy, xác suất để giá tăng lên tiếp tục là rất lớn. Và đây là kịch bản được vẽ ra từ suy nghĩ đó:

    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata-4.png

    Tức là chúng ta đang kỳ vọng sẽ có một sự điều chỉnh nhỏ tạo nên sóng 2 của (5) sau đó sẽ tăng tiếp. Lưu ý rằng nếu giá rớt qua vùng đáy của sóng (4) thì coi như nhận định này là sai.

    Mọi nhà đầu tư theo sóng Elliott có kinh nghiệm đều cảm thấy giá sẽ chạm stoploss tức là đi xuống vùng sóng (4) và đây là kết quả:

    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata-5.png

    Khi giá chạm đến đáy vùng sóng (4) tức là sóng 1 nhỏ, ta được một "điểm nhận biết", tức là đã nhận ra được một trong những mô hình hiếm gặp nhất hiện ra trước mắt - sóng 5 cụt. Cấu trúc sóng của nó cũng giống như sóng 5 thông thường, chỉ có khác kích thước 1 chút mà thôi. Dĩ nhiên nó không thể chạm được đỉnh sóng (3).

    Lúc này, đánh nhãn sóng sẽ như thế này:

    khi-nao-song-5-trong-bo-5-song-day-elliott-bi-cut-thien-nga-den-chang-kakata-6.png

    Điểm mà ban đầu chúng ta đánh sóng 1, bây giờ phải ghi thành sóng 5 cụt sẽ chính xác hơn. Và điểm này cũng chính là điểm kết thúc của bộ 5 sóng đẩy cũng như tiếp tục giai đoạn sóng điều chỉnh A-B-C.

    Sóng 5 cụt làm tôi nhớ đến quyển sách "Thiên nga đen" của tác giả Nassim Taleb, nó hiếm xảy ra, nhưng nếu có xảy ra mà không có sự chuẩn bị để tự bảo vệ mình thì hậu quả khó lường trước. Hay như Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, Lloyd Blankfein đã nói rằng, những sự kiện có xác suất rất thấp không chỉ có thể xảy ra mà còn hoàn toàn xảy ra, chỉ là nó xảy ra lúc chúng ta không ngờ tới nhất.

    Trên đây là một bài viết giới thiệu về khái niệm sóng cụt và cách nhận biết (cũng khá muộn màng nhưng ít ra cũng không bị lạc lối) sóng 5 cụt. Ở những bài kế tiếp, tôi sẽ chia sẻ chiến thuật làm sao để giao dịch và đầu tư với sóng 5 cụt này. Anh em đón xem nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Nguyên lý sóng Elliott - mẫu hình sóng phức tạp, phải giao dịch như thế nào ? Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 25/8/19
    Nguyên lý sóng Elliott - giao dịch như thế nào khi gặp sóng FLAT ? Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 23/8/19
    Nguyên lý sóng Elliott - sử dụng như thế nào để kiếm được tiền ? Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 7/8/19
    Làm thế nào để đếm sóng Elliott chính xác hơn ? Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 1/8/19
    Chuyên đề sóng Symmetry: Sóng Symmetry đã giúp đỡ sóng Elliot như thế nào ? Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott 2/4/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này