Nguyên lý sóng Elliott - giao dịch như thế nào khi gặp sóng FLAT ?

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 23/8/19.

Lượt xem : 4,518

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    nguyen-ly-song-elliott-giao-dich-nhu-the-nao-khi-gap-song-flat-kakata.jpg

    Sóng Flat (tạm dịch là sóng phẳng) xảy ra khi giá đi ngang giữa hai sóng đẩy (sóng impulse). Đây cũng là một mẫu hình sóng điều chỉnh phổ biến, rất hay thường gặp, nhất là khi thị trường sideways.


    SÓNG FLAT - CẤU TẠO VÀ DIỄN BIẾN CỦA THỊ TRƯỜNG KHI CÓ SÓNG FLAT

    nguyen-ly-song-elliott-giao-dich-nhu-the-nao-khi-gap-song-flat-kakata-1.png
    Dạng Running Flat

    nguyen-ly-song-elliott-giao-dich-nhu-the-nao-khi-gap-song-flat-kakata-2.png
    Dạng Expanding Flat

    Do nó cũng là một mẫu hình sóng điều chỉnh nên cũng được cấu thành từ 3 sóng. Nhưng không giống sóng Zigzag có sóng A được tạo thành từ 5 sóng, sóng A của Flat chỉ được tạo thành từ 3 sóng mà thôi. Nhờ sự khác nhau này mà chúng ta hiểu được rằng khi gặp một con sóng A chỉ có 3 sóng thì thị trường đang thiếu động lực để điều chỉnh sâu hơn. Và dĩ nhiên do không điều chỉnh sâu nên cú hồi của nó (tức là sóng B) sẽ có độ dài bằng hoặc gần bằng sóng A và cũng có cấu trúc 3 sóng phụ (khác với mẫu hình Zigzag có sóng B kết thúc rất xa sóng A).

    Khi B hoàn thành, sóng C tiếp tục diễn biến với 5 sóng phụ. Nhưng một lần nữa, sóng C của Flat không giống như Zigzag. Sóng C của Flat sẽ kết thúc gần điểm kết thúc của sóng A, có khi là bằng luôn.

    Mẫu hình sóng Flat thường xảy ra tại vị trí sóng 4 trong bộ 5 sóng đẩy. Do đó, khi sóng 3 kết thúc và bắt đầu có sự điều chỉnh của giá, bạn nên có thói quen cho nó là sóng Flat và đánh nhãn theo sóng Flat. Điều này có nghĩa là sóng C khó vượt qua đáy của sóng A. Tất nhiên sẽ có lúc sóng 4 là một loại sóng phức (đã được chia sẻ ở các bài viết trước), nhưng ít nhất khi bạn có nhu cầu mua bán với sóng C, bạn cũng có điểm chốt lời chắn ăn chính là đỉnh (đáy) của sóng A.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỰ ĐOÁN VÀ NHÌN RA SÓNG FLAT?

    Cách hay nhất là bạn quan sát đợt điều chỉnh trước đó là mẫu hình sóng gì. Ví dụ nếu sóng 2 là Zigzag thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng sóng 4 là mẫu hình sóng Flat và sóng A sẽ hình thành dạng 3 sóng.

    Giả sử sóng đầu tiên của sóng C trong mẫu hình sóng Flat tăng / giảm mạnh và xuyên qua chân thứ hai của sóng B thì rất có thể giá sẽ còn đi sâu hơn nữa trước khi sóng C kết thúc.

    Một kỹ thuật khác nữa là chúng ta sẽ nhân sóng đầu tiên của sóng C với 3 và trừ đi kết quả kỳ vọng tốt đa cho toàn bộ sóng điều chỉnh. Lưu ý rằng: nếu sóng Flat này theo sau một con sóng 3 điều chỉnh thì toàn bộ con sóng 4 - sóng Flat có thể chỉ bằng 23.6% sóng 3 mà thôi. Hiếm khi được 38.2%.

    Từ kinh nghiệm cho thấy, sóng C trong mẫu hình sóng Flat thường kết thúc tại 138.2% tỷ lệ Fibo đo từ sóng A.

    Sau đây là một ví dụ về sóng Flat thực tế:

    nguyen-ly-song-elliott-giao-dich-nhu-the-nao-khi-gap-song-flat-kakata-3.png

    Và trước khi kết thúc bài viết này, tôi có một số quy tắc khác giúp bạn nhận biết chính xác mẫu hình sóng Flat như sau:

    nguyen-ly-song-elliott-giao-dich-nhu-the-nao-khi-gap-song-flat-kakata-4.png

    Như vậy, tôi đã chia sẻ xong mẫu hình sóng Flat, cách nhận biết cũng như cách giao dịch với sóng C. Anh em có câu hỏi gì thì đặt ở dưới comment nhé! Happy learning!

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
    dannymai2012 thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này