Nguyên lý sóng Elliott - cách nhận biết sóng đẩy - sóng điều chỉnh bằng số lượng con sóng nhỏ

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 14/11/19.

Lượt xem : 4,715

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    cach-nhan-biet-song-day-song-dieu-chinh-bang-so-luong-con-song-nho-kakata.png

    Xin chào anh em, đến hẹn lại lên, tôi lại tiếp tục chia sẻ với anh em một số thủ thuật nhận diện và giao dịch với sóng Elliott.


    Thực sự không đơn giản để đếm sóng một cách chính xác, nhưng cũng phải là quá khó để không thể giao dịch được với phương pháp sóng Elliott. Chỉ cần hiểu được tư duy cốt lõi của phương pháp này thì cho dù bạn đếm sóng đúng hay sai, bạn vẫn còn được lợi nhuận tốt.

    Tôi vẫn thường nhận được nhiều sự tranh cãi về cách đếm sóng, cụ thể trong cùng điều kiện thị trường, người A thì đếm sóng khác, người B đếm sóng khác, người C lại có 1 kịch bản khác nữa. Và họ bắt đầu tranh cãi và cho rằng đối phương đếm sai. Nhưng xin thưa, còn mười mấy kịch bản khác nữa. Tôi đã từng ngồi liệt kê ra mười mấy kịch bản đếm sóng. Điều này là bình thường, nhưng nó không quan trọng. Bởi vì kịch bản đếm sóng có chuẩn đến đâu nhưng bạn giao dịch sai thời điểm thì mọi việc đề trở nên vô nghĩa. Do đó, cái cốt lõi ở đây là chọn được điểm mua / bán hợp lý và điểm dừng lỗ tối ưu theo phương pháp sóng Elliott. Nó chỉ đơn giản như vậy thôi. Một khi bạn còn tranh cãi về sóng, thì khi đó bạn vẫn còn rất vất vả và loay hoay trong mớ hỗn độn sóng 1,2,3...A,B,C,... Như vậy thì thà tung đồng xu sấp ngửa có khi lại nhàn hạ hơn.

    Đó là một số tư duy về sóng Elliott mà tôi muốn nhắn gửi với anh em. Tuy nhiên chủ đề của chúng ta hôm nay vẫn là cách nhận diện sóng đẩy / sóng điều chỉnh bằng 1 phương pháp khác, đó là phương pháp đếm số lượng sóng nhỏ (swing) trong con sóng lớn. Chúng ta bắt đầu thôi nào!

    Nguyên lý sóng Elliott và các con sóng nhỏ

    Thị trường hoạt động theo chu kỳ (điều này thì ai cũng biết) và mọi chu kỳ đều có một số lượng sóng nhất định. Công việc của chúng ta là xác định số lượng sóng đó và áp dụng nó vào các chiến lược sóng Elliott.

    SỐ LƯỢNG SÓNG TRONG CON SÓNG ĐẨY (MOTIVE PHASE)

    Các mẫu hình sóng đẩy thường sẽ có số lượng con sóng thành phần tuân theo các con số sau đây: 5, 9, 13, 17, 21, 25, 29, 33, 37, 41…

    cach-nhan-biet-song-day-song-dieu-chinh-bang-so-luong-con-song-nho-kakata-4.png

    Sóng Impulse = 5 con sóng

    Sóng Extended (mở rộng) = 9 con sóng

    SỐ LƯỢNG SÓNG TRONG CON SÓNG ĐIỀU CHỈNH (CORRECTIVE PHASE)

    Các mẫu hình sóng điều chỉnh thường sẽ có số lượng con sóng thành phần tuân theo các con số sau đây: 3, 7, 11, 15, 19, 23, 27, 31, 35…

    cach-nhan-biet-song-day-song-dieu-chinh-bang-so-luong-con-song-nho-kakata-5.png

    Mẫu hình A-B-C = 3 con sóng

    Mẫu hình Double Three (W-X-Y) = 7 con sóng

    Mẫu hình Zigzag = 11 con sóng

    LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH NHỮNG CON SÓNG NHỎ NÀY

    Có 2 công cụ có thể hỗ trợ bạn đếm những con sóng thành phần này. Một là công cụ Zigzag có sẵn trong Amibroker. Nhưng để tối ưu hơn, tôi có đính kèm cho bạn một công cụ nữa tên là "Swing Point Connector With Auto Fibonacci". Công cụ này có chức năng đếm con sóng nhỏ theo tỷ lệ Fibonacci nên khá khách quan.

    Bây giờ chúng ta thử thực hành xem như thế nào nhé.

    cach-nhan-biet-song-day-song-dieu-chinh-bang-so-luong-con-song-nho-kakata-1.png
    cach-nhan-biet-song-day-song-dieu-chinh-bang-so-luong-con-song-nho-kakata-2.png
    cach-nhan-biet-song-day-song-dieu-chinh-bang-so-luong-con-song-nho-kakata-3.png

    Trên đây là một trong những phương pháp nhận diện sóng khá khách quan dựa vào số lượng sóng thành phần, chắc hẳn sẽ giúp ích được cho anh em rất nhiều đấy. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Các bài viết hay về Nguyên lý sóng Elliott
     

    Các file đính kèm:

  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này