Nguyên lý sóng Elliott - thực hành chọn điểm MUA/ BÁN khi có sóng FLAT

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 26/11/19.

Lượt xem : 3,518

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata.JPG

    Xin chào anh em, nguyên lý sóng Elliott luôn là đề tài bất tận để mọi người bàn luận bởi kiến thức sâu rộng và độ phức tạp của nó.


    Có nhiều người phủ nhận ý nghĩa của nguyên lý sóng Elliott trên thị trường tài chính. Điều đó cũng dễ hiểu khi không phải ai cũng nắm được những nguyên tắc cơ bản và các giao dịch dựa trên phương pháp này. Muốn hiểu được được nó đã là chuyện khó, sử dụng nó để kiếm tiền chắc chắn còn khó hơn. Điều đầu tiên là bạn phải vượt qua sự nghi ngờ từ bản thân thì may ra mới nghĩ tiếp làm sao để tiếp cận sóng Elliott.

    Đó là một số tư duy ngắn về sóng Elliott. Nội dung bài viết hôm nay không phải nói về chủ đề này, mà chúng ta sẽ cùng nhau thực hành cách vào lệnh cho với một số case study thực tế. Bài viết này sẽ dựa trên kiến thức của bài viết "Nguyên lý sóng Elliott - Điểm đặt lệnh và điểm dừng lỗ hợp lý cho các mẫu hình sóng" các bạn có thể truy cập ở link này để xem lại trước khi đọc tiếp nhé:

    >> Nguyên lý sóng Elliott - Điểm đặt lệnh và điểm dừng lỗ hợp lý cho các mẫu hình sóng

    Ở bài viết trên, tôi đã chia sẻ cách đặt lệnh và khi nào chúng ta nhảy vào mua / bán với các mẫu hình sóng cụ thể, sóng chéo mua / bán ở đâu, zigzag mua / bán ở đâu, sóng Flat mua / bán ở đâu. Tất tần tật đều đã được nói rất kỹ. Bây giờ sẽ áp dụng tất cả chúng vào một số ví dụ để chúng ta có thể hiểu rõ hơn nhé.

    Chúng ta sẽ có ví dụ như thế này:

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-1.png

    Bạn sẽ đếm sóng như thế nào nhỉ. Đây là kịch bản đếm sóng của tôi:

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-2.png

    Giá đã di chuyển nó một kênh đi xuống, biên độ rộng, và khá ổn định. Mẫu hình này khả năng cao là mẫu hình sóng phức A-B-C-X-A-B-C. Do đó, giả định hiện tại là sóng C đã xong cũng như đã kết thúc toàn bộ sóng điều chỉnh, chuẩn bị bước vào sóng đẩy 1-2-3-4-5. Đấy là giả định thôi, không có gì chắc chắn nhé các bạn!

    Mẫu hình sóng A-B-C cuối cùng là sóng Flat. Do đó, theo lý thuyết ở bài trước thì chúng ta sẽ vào lệnh khi giá xuyên qua điểm cuối của sóng C.4 (tức là sóng 4 nhỏ trong sóng C).

    Do đó trong trường hợp này là sẽ MUA khi giá xuyên qua 112,150. Và đây là kết quả:

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-3.png

    Giá đã xuyên qua mức này, chúng ta để giá dừng lỗ ở 110,160.

    Giá tiếp tục tăng mạnh:

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-4.png

    và tăng tiếp:

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-4.png

    Vào lúc này chúng ta bắt đầu đếm con sóng đẩy này để xem xét mức điều chỉnh của nó:

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-5.png

    Sóng 5 đã xuất hiện, và xác suất đảo chiều khá cao. Tôi không biết giá có đi nữa hay không (có thể sóng 5 mở rộng thì sao) nhưng tôi sẽ đặt lệnh Bán (nếu là phái sinh) khi giá xuyên qua điểm kết thúc của sóng 5.4

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-6.png

    Nhưng giá tiếp tục tăng, chẳng sao cả, tốt thôi.

    nguyen-ly-song-elliott-diem-dat-lenh-va-diem-dung-lo-hop-ly-cho-cac-mau-hinh-song-kakata-7.png

    Mọi thứ chỉ dự kiến là như vậy. Nếu giá quay đầu đảo chiều khớp lệnh Bán (short sell) thì chúng ta đặt điểm cắt lỗ ở trên đỉnh sóng 5, nếu giá cứ tăng tiếp thì thôi, không có hại gì cả.

    Trên đây là case study đầu tiên khi giao dịch với sóng Flat.

    Bài viết xin dừng ở đây, tôi sẽ quay lại vào ngày mai với case study tiếp theo. Happy learning!

    Bảo Khánh / fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục Nguyên lý sóng Elliott
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này