Phân tích Cung - Cầu thị trường bằng phương pháp Wyckoff

Thảo luận trong 'Phân tích thanh khoản - volume' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 28/5/19.

Lượt xem : 8,100

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phan-tich-cung-cau-thi-truong-bang-phuong-phap-wyckoff-kakata.png

    Để có thể hiểu được phương pháp Wyckoff, đòi hỏi nhà đầu tư phải biết cơ chế hoạt động của thị trường cũng như phân tích cơ chế đó. Không gì có thể tốt hơn khi chúng ta nhận ra được cung - cầu chính là bản chất thực sự của mọi thị trường tài chính.


    Phân tích cung và cầu trên đồ thị giá thông qua việc nhận xét các biến độngcủa giá và thanh khoản cũng chính là một trong những nền tảng cốt lõi của phương pháp Wyckoff.

    Ví dụ, một thanh nến dài, giá đóng cửa bằng giá cao nhất kèm theo thanh khoản cao hơn mức trung bình, cho thấy một lượng cầu lớn đã xuất hiện.

    Tương tự như vậy, một thanh nến dài, giá đóng cửa bằng giá thấp nhất kèm theo thanh khoản cao hơn mức trung bình, cho thấy một lượng cung lớn đã xuất hiện.

    Tìm hiểu thêm:

    >> 3 Quy luật từ huyền thoại Wyckoff - chìa khóa cho mọi thành công trong giao dịch chứng khoán


    Chúng ta còn nhớ 2 trong 3 quy luật mà cụ Wyckoff đã để lại cho chúng ta chứ: quy luật cung - cầu và quy luật nguyên nhân - kết quả. Hai quy luật này chính là cốt lõi của việc phân tích cung cầu trong bài viết ngày hôm nay. Quy luật này luôn đúng khi cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng bứt phá và ngược lại khi cung lớn hơn cầu, giá sẽ rớt rất thê thảm.

    Quy luật thứ ba của Wyckoff (Nỗ lực so với kết quả) sẽ giúp chúng ta xác định sự hội tụ và phân kỳ giữa khối lượng và giá để dự đoán các thời điểm đảo chiều của xu hướng lớn.

    Ví dụ, khi khối lượng (nỗ lực) và giá cả (kết quả) đều tăng đáng kể, chúng hài hòa với nhau, kết quả là lực cầu có thể sẽ tiếp tục đẩy giá cao hơn, xu hướng tăng lại tiếp tuc.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối lượng có thể tăng, thậm chí có thể đáng kể, nhưng giá thì không như vậy, nó chỉ tăng nhẹ hoặc có độ dài rất nhỏ. Nếu chúng ta thấy được hành động này trong vùng tích lũy, thì đó chính là manh mối cho thấy có một sự hấp thụ cung từ dòng tiền lớn và điều này có thể là tín hiệu tích cực cho xu hướng tăng sắp tới.

    Tương tự, thanh khoản lớn nhưng thanh giá lại rất nhỏ xuất hiện trong vùng giao dịch phân phối cho thấy giá cổ phiếu không có khả năng tăng giá vì sự hiện diện của lượng cung đáng kể trên thị trường, tất nhiên là cũng đến từ dòng tiên lớn.

    Dưới đây là một ví dụ về quy luật nỗ lực - kết quả trong thực tế:

    phan-tich-cung-cau-thi-truong-bang-phuong-phap-wyckoff-kakata-1.png

    Ví dụ trên đây có rất nhiều thứ để học và ứng dụng tốt vào thực tế.

    Ở trường hợp đầu tiên, giá giảm mạnh kèm theo thanh khoản tăng mạnh. Điều này thể hiện nỗ lực và kết quả tương đương nhau. Và dĩ nhiên, giá sẽ giảm tiếp tục.

    Nhưng sang trường hợp thứ hai, giá vẫn cứ giảm nhưng lần này thanh khoản không hỗ trợ cho giá nữa mà tiết chế lại, thậm chí còn giảm dần. Rõ ràng, kết quả lớn nhưng nỗ lực nhỏ. Thanh khoản không còn hỗ trợ cho xu hướng giảm của giá, lượng cung bị tiết chế lại, điều tất yếu giá phải ngừng giảm, giá có tiềm năng tăng ít nhất là trong ngắn hạn.

    Ở trường hợp thứ ba, thanh khoản tăng tốt, nhưng giá lại không tăng mạnh. Như đã nói ở trên, hành động này xuất hiện ở vùng tích lũy chứng tỏ dòng tiền lớn đã có động thái hấp thụ lượng cung trong vùng này để chuẩn bị cho một sự bứt phá mạnh ra khỏi vùng trading range.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> 5 giai đoạn khi giá tích lũy chuẩn bị tăng mạnh theo phương pháp Wyckoff
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này