Phương pháp phát hiện vùng hỗ trợ không bền vững bằng sóng Elliott

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 6/8/19.

Lượt xem : 2,183

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    phuong-phap-phat-hien-vung-ho-tro-khong-ben-vung-bang-song-elliott-kakata.jpeg
    Vùng hỗ trợ được định nghĩa là vùng cản nằm bên dưới giá, không cho giá giảm sâu thêm trong tương lai. Đó là tại sao chúng ta thường kỳ vọng giá bật lên trở về vùng hỗ trợ. Những vùng này khá nhạy cảm với giá và làm cho giá đi ngược lại với hướng đi ban đầu.


    Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, những vùng cản này có lúc sẽ bị xuyên phá, có thể vì nhiều lý do khác nhau, do momentum, do các yếu tố cơ bản, do lực cung quá nhiều,... Một câu hỏi đặt ra là làm sao để nhà đầu tư biết được vùng hỗ trợ nào bền vững (làm đảo chiều giá), vùng hỗ trợ nào không bền vững (giá có thể xuyên qua và đi tiếp).

    Trên thực tế có rất nhiều cách cho nhà đầu tư lựa chọn, nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với nhà đầu tư về phương pháp sóng Elliott để nhận diện những vùng cản không bền vững.

    Trước tiên, chúng ta nhìn vào hình bên dưới này và dự đoán xem giá có xuyên qua được vùng hỗ trợ này không ?

    phuong-phap-phat-hien-vung-ho-tro-khong-ben-vung-bang-song-elliott-kakata-1.jpeg

    Khi tôi hỏi vậy thì ắt hẳn anh em đoán được câu trả lời là có rồi đúng không, nhưng tại sao? Rõ ràng vùng hỗ trợ này khá là cứng, nó là tập hợp của 3 cái đáy trong quá khứ, tập trung khá nhiều lượng cầu chờ sẵn. Và dĩ nhiên khi giá chạm vào vùng này, lượng cầu sẽ kích hoạt và làm giá tăng lên. Theo lý thuyết là như vậy. Những không, làm sao chúng ta biết lượng cầu là bao nhiêu, nó có đủ hấp thụ hết lượng cung hay không?

    Chúng ta có nhiều cách để giải thích vấn đề này, nhưng bây giờ tôi sẽ sử dụng phương pháp Elliott Wave Principle để "lý luận".

    Nếu hiểu rõ và biết cách sử dụng sóng Elliott thì không khó để chúng ta nhận ra giá hiện tại đang nằm trong con sóng C (tức là con sóng giảm) vì đã hình thành xong sóng A và sóng B. Trong còn sóng C đang hình thành thì sóng nhỏ 1 và sóng nhỏ 2 đã hình thành xong, hiện tại đang là đất của sóng 3 cũng là một con sóng xuống.

    Theo lý thuyết chúng ta học, sóng 3 là sóng khá mạnh vì nó là sóng đẩy, do đó khả năng để nó xuyên phá qua vùng hỗ trợ này khá cao. Mặt khác do cần phải giảm để hoàn thành cho xong sóng C lớn. Như vậy, không còn cách nào khác ngoài việc giá phải giảm và xuyên qua vùng hỗ trợ. Chúng ta xem kết quả dưới đây:

    phuong-phap-phat-hien-vung-ho-tro-khong-ben-vung-bang-song-elliott-kakata-2.jpeg
    Dĩ nhiên, giá đã phản ứng tại vùng hỗ trợ bằng cách tạo một vùng sideways, đây là lúc lượng cung đang hấp thụ hết lượng cầu chờ sẵn để đi tiếp, giá không tăng mà chỉ dừng lại tại đó, chứng tỏ lực cầu không đủ để đẩy giá lên.

    Một câu hỏi mà có thể nhà đầu tư đang rất thắc mắc là làm sao để đếm được như vậy. Câu trả lời này nằm trong chuỗi series mà tôi đã viết gần đây, nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm nhé. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho anh em giao dịch chứng khoán. Happy trading!

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> Làm thế nào để đếm sóng Elliott chính xác hơn ?
     
    Cybertron thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này