Bài 02: Các mô hình Price Action thường gặp và cách sử dụng

Thảo luận trong 'Lớp học ứng dụng Price Action' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 23/1/19.

Lượt xem : 7,259

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata.jpg

    Trong bài 1, chúng ta đã biết Price Action là gì, hiểu sơ về việc Price Action được sử dụng như thế nào khi quyết định mua / bán cổ phiếu.


    Xem lại bài học trước:
    Như đã từng đề cập, phương pháp Price Action phù hợp với những anh em thích lướt sóng cổ phiếu, nó sẽ giúp chúng ta tìm được điểm đảo chiều hoặc điểm tiếp tục xu hướng, từ đó tiên đoán được hướng đi của giá trong tương lai và quyết định có nên mua cổ phiếu hay không.

    Tôi cũng đã đưa ra một số ví dụ trong bài một về điểm mua / bán một số mã cổ phiếu bằng phương pháp Price Action. Nhưng đó chỉ là phần giới thiệu. Trong bài 2 này, tôi sẽ đi sâu vào chi tiết từng mô hình Price Action trước khi chia sẻ cách kết hợp chúng lại để tạo thành những chiến lược Price Action chính xác và hiệu quả cho nhà đầu tư.

    Với phương pháp Price Action, chúng ta có 4 mô hình chính (mặc dù cũng có những mô hình khác nhưng 4 mô hình này thường gặp và giao dịch hiệu quả nhất):

    + Mô hình Inside bar

    + Mô hình Outside bar

    + Mô hình Pin bar

    + Mô hình Fakey bar


    Sau đây, tôi sẽ lần lượt chia sẻ từng mô hình và ứng dụng của nó vào việc mua bán các mã cổ phiếu.

    MÔ HÌNH INSIDE BAR

    Mô hình Inside bar, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mô hình nến nằm bên trong nến. Nói cho dễ hiểu hơn là mô hình này hôm hai cây nến, cây nến sau sẽ có thân nhỏ hơn cây nến trước đó và bị bao trùm bởi cây nến trước đó.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-1.png

    Mô hình Inside bar có tác dụng làm đảo chiều hướng đi hiện tại của giá. Nó được chia ra làm hai loại:

    + Mô hình Inside bar tăng: Cây nến lớn là cây nến giảm, cây nến nhỏ là cây nến tăng. Tức là khi gặp mô hình này, giá đang giảm sẽ có xu hướng quay đầu tăng giá.

    + Mô hình Inside bar giảm: Cây nến lớn là cây nến tăng, cây nến nhỏ là cây nến giảm. Tức là khi gặp mô hình này, giá đang tăng sẽ có xu hướng quay đầu giảm giá.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-2.png

    Chúng ta sẽ xem một số ví dụ về mô hình inside bar giúp bạn mua bán cổ phiếu như thế nào nhé.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-12.png

    MÔ HÌNH OUTSIDE BAR

    Ngược lại với mô hình Inside bar, mô hình Outside bar có cây nến đằng sau dài hơn và bao trùm cây nến trước đó.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-3.png

    Với thế nến này, chúng ta có thể hiểu rằng cây nến sau có lực mạnh hơn và áp đảo hoàn toàn lực của cây nến trước đó, vì thế mà giá sẽ đi theo hướng của cây nến sau.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-4.png

    Mô hình Outside bar có tác dụng làm đảo chiều hướng đi hiện tại của giá (xác suất cao hơn Inside bar). Nó được chia ra làm hai loại:

    + Mô hình Outside bar tăng: Cây nến nhỏ là cây nến giảm, cây nến lớn là cây nến tăng. Tức là khi gặp mô hình này, giá đang giảm sẽ có xu hướng quay đầu tăng giá.

    + Mô hình Outside bar giảm: Cây nến nhỏ là cây nến tăng, cây nến lớn là cây nến giảm. Tức là khi gặp mô hình này, giá đang tăng sẽ có xu hướng quay đầu giảm giá.

    Chúng ta sẽ xem một số ví dụ về mô hình Outside bar giúp bạn mua bán cổ phiếu như thế nào nhé.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-9.png
    MÔ HÌNH PIN BAR

    Mô hình Pinbar xuất hiện khá phổ biến trong đồ thị các mã cổ phiếu. Nó thể hiện sự từ chối tăng lên hoặc giảm xuống tại một mức giá nào đó. Từ đó mà không tăng / giảm nữa và đảo chiều.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-5.png

    Một cây pinbar đạt chuẩn và có ý nghĩa thì phải có đuôi nến dài hơn thân nến. Khi nến Pinbar, xác suất đảo chiều là rất cao (tuy nhiên không phải lúc nào thấy pinbar cũng là đảo chiều nhé).

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-6.png

    Pin bar có 2 loại:

    + Pinbar tăng: trong xu hướng giảm, xuất hiện pinbar có đuôi nến nằm dưới thân nến, cho tín hiệu giá sẽ tăng.

    + Pinbar giảm: trong xu hướng tăng, xuất hiện pinbar có đuôi nến nằm trên thân nến, cho tín hiệu giá sẽ giảm.

    Chúng ta sẽ xem một số ví dụ về mô hình Pinbar bar giúp bạn mua bán cổ phiếu như thế nào nhé.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-10.png

    MÔ HÌNH FAKEY BAR

    Mô hình cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với anh em là mô hình Fakey. Đây là mô hình phức tạp nhất cũng là mô hình có xác suất thành công cao nhất trong bốn mô hình.

    Thực chất nó chính là sự kết hợp giữa mô hình Insidebar và mô hình Pinbar cũng như chiến thuật False Breakout (tôi sẽ đề cập ở bài học sau)

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-7.png

    Mô hình Fakey thường có 3 hoặc 4 cây nến kết hợp với nhau, linh động trong từng bối cảnh của thị trường.

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-8.png

    Hai cây nến đầu tiên trong mô hình Fakey chính là mô hình Insidebar thể hiện sự yếu đi của xu hướng cũ. Cây nến tiếp theo có thể là Pinbar thể hiện một lần nữa sự từ chối đi tiếp của giá hoặc mô hình Ouside bar xác nhận phe đối diện đã áp đảo hoàn toàn phe theo xu hướng cũ.

    Với mô hình này, xác suất đảo chiều giá sẽ rất cao. Anh em xem ví dụ này nhé:

    cac-mo-hinh-price-action-thuong-gap-va-cach-su-dung-kakata-11.png

    Tôi vừa giới thiệu xong bốn mô hình Price Action và ứng dụng của nó vào thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi thì chưa đủ, sang bài sau, tôi sẽ trình bày những chiến thuật kết hợp các mô hình này lại để có kế hoạch giao dịch hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.

    Xem tiếp các bài sau:
    Xem thêm:

    Lớp học ứng dụng Price Action vào thị trường chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Price Action nâng cao phần 3: mô hình nến xu hướng thất bại Lớp học ứng dụng Price Action 3/2/19
    Price Action nâng cao phần 2: mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại Lớp học ứng dụng Price Action 31/1/19
    Bài 05: Price Action và chiến lược kết hợp Pin bar với Inside bar Lớp học ứng dụng Price Action 26/1/19
    Bài 04: Price Action và chiến lược Pinbar Lớp học ứng dụng Price Action 25/1/19
    Bài 03: Price Action và chiến lược false breakout Lớp học ứng dụng Price Action 24/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này