Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 3) - Breakout

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 8/1/19.

Lượt xem : 3,280

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-3-breakout.jpg

    Thomas Demark đã giúp chúng ta vẽ được những đường trendline quy tắc chuẩn, nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, trendline không chỉ để vẽ xu hướng mà còn cho nhà đầu tư biết khi nào nên vào lệnh.

    Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài trước về cách sử dụng trendline theo phong cách Thomas Demark, Anh em nào chua xem thì vào link sau nhé.


    >> Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 2) - Vẽ trendline

    Trước khi đi vào chi tiết để giao dịch, tôi xin nhắc lại bài cũ một chút.

    TD-TRENDLINE, ĐƯỜNG XU HƯỚNG CỦA THOMAS DEMARK

    Thomas Demark đã phát triển ra một phương pháp lựa chon 2 điểm (TD-Point) để vẽ đường trendline. Nếu hiểu phương pháp này, chúng ta sẽ không phải đắn đo không biết vẽ vậy có đúng hay không, giá có phản ứng lại không...Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn và thống nhất.

    Muốn vẽ TD-Trendline, chúng ta cần ít nhất 2 điểm Pivot gọi là TD-Point, cần phải có một số điều kiện sau.

    1. Cây nến TD-Point đỉnh phải cao hơn 2 cây nến liền kề trước và liền kề sau nó.

    2. Cây nến TD-Point đáy phải thấp hơn 2 cây nến liền kề trước và liền kề sau nó.


    Hai tiêu chí này sẽ giúp bạn loại đi một số điểm Pivot không đạt tiêu chuẩn.

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-3-breakout (2).jpg

    Sau đó chúng ta nối nhiều nhiều điểm TD-Point lại với nhau thì được đường trendline theo định nghĩa của Thomas Demark.

    SỬ DỤNG TD-TRENDLINE ĐỂ GIAO DỊCH BREAKOUT

    Phương pháp giao dịch với trendline quanh đi quẩn lại chỉ có 3 loại chính: breakout, pullback và reversal. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn anh em giao dịch với Breakout

    Cách vẽ bình thường thì ai cũng biết rồi. Nhưng Breakout với TD-trendline thì khá mới mẻ với mọi người.

    Chúng ta có 3 loại Breakout: Mỗi loại có một điều kiện, nếu giá đi thỏa điều kiện của một trong 3 cái đó thì giá sẽ Breakout khỏi TD-Trendline, còn nếu không thỏa thì xác suất sẻ là false Breakout.

    Lưu ý: không nói gì hết tức là Breakout thật, còn khi Breakout giả thì tôi sẽ nói nhé.

    Breakout TD-Trendline loại 1:

    Sau khi vẽ trendline xong, chúng ta kỳ vọng giá đi qua trendline là Breakout thật để có thể vào lệnh, loại 1 thì chỉ có 2 nguyên tắc sau:

    +Nếu là breakout tăng thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa thấp hơn cây nến trước đó

    +Nếu là breakout giảm thì cây nến trước breakout phải có giá đóng cửa cao hơn cây nến trước đó


    Mời xem cổ phiếu SSI:

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-3-breakout (3).jpg

    Breakout TD-Trendline loại 2

    Breakout TD-Trendline loại 2 mạnh hơn loại 1 vì nó xét cây nến breakout

    Loại 2 cũng có 2 quy tắc:

    +Nếu là Breakout tăng thì giá mở cửa của cây nến Breakout phải cao hơn đường TD-Trendline

    +Nếu là Breakout giảm thì giá mở cửa của cây nến Breakout phải thấp hơn đường TD-Trendline


    Đọc xong quy tắc này, chắc hẳn thế nào các bạn cũng sẽ nghĩ: ôi trời tưởng gì, cái này xưa như quả đất, ai mà không biết. Tuy nhiên những gì quý giá chỉ dành cho những người tinh ý và chịu đào sâu nghiên cứu. Thomas Demark là tinh anh của thế giới tài chính, phương pháp của ông sẽ khác với thông thường, anh em chú ý nghiên cứu kỹ nhé.

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-3-breakout (4).jpg

    Breakout TD-Trendline loại 3:

    Trong trường hợp Breakout loại 1 và 2 không thỏa thì ta có Breakout loại 3, loại thì thì phổ biến hơn tuy nhiên cũng phải có quy tắc rõ ràng

    Trường hợp cho Breakout tăng:

    Gọi D là giá trị giá đóng cửa trừ giá thấp nhất của cây nến trước đó Breakout

    Gọi P là tổng giá đóng cửa của cây nến trước đó và D

    Nếu giá Breakout lớn hơn P thì đó là Breakout thật


    Nếu các bạn vẫn chưa hiểu thì mời xem hình

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-3-breakout (5).jpg

    Vậy tôi vừa trình bày xong 3 loại Breakout sử dụng cho Trendline theo phong cách của Thomas Demark. Tuy nhiên, câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, chúng ta cần phải biết sau khi Breakout giá sẽ đi về đâu, đó là câu chuyện của bài sau, hẹn gặp lại các bạn ở bài sau nhé.

    Tô Đình Văn

    Xem thêm:


    >> Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 1) - Bắt đỉnh đáy
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phương pháp đầu tư theo phương pháp Ichimoku với đám mây Kumo Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 1/10/19
    Hệ thống giao dịch theo Pinbar mà mọi nhà đầu tư cần phải biết Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 3/6/19
    Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 6) - Thuyền nan ra biển lớn Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 11/1/19
    Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 5) - Ứng dụng thực tế Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 10/1/19
    Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 4) - Tiên đoán mục tiêu của giá Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 9/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này